(HBĐT) - Bác Hồ đã chỉ rõ "quân với dân như cá với nước”, lời dạy đó như kim chỉ nam cho quân đội ta trong mọi tình hình của đất nước. Dễ thấy ở thời kỳ chiến tranh nào của nước ta, mỗi người dân đều trở thành một chiến sỹ, mỗi bản, làng đều trở thành một "pháo đài”. Đó chính là do "cá gặp nước”. Hình tượng đó vẫn luôn khắc ghi cho đến hôm nay, cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vẫn không ngừng củng cố, tăng cường thông qua các làng văn hóa, quốc phòng - an ninh (QP-AN).



 

Khu dân cư văn hoá, QP-AN, nông thôn mới kiểu mẫu khu Ngai Long, thị trấn Chi Nê (LạcThủy) là điểm nhấn trong xây dựng  và củng cố QP-AN của huyện.

Ý tưởng hợp lòng dân
        
Hơn 30 làng, bản văn hóa, QP-AN trải đều khắp 10 huyện, thành phố trên toàn tỉnh như một sự khẳng định cho tinh thần đoàn kết quân - dân một lòng. Xuất phát từ năm 2009 theo đề án xây dựng mô hình "Làng, bản văn hóa - quốc phòng” ở địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu vực phòng thủ tỉnh, những mô hình đầu tiên ra đời ở xóm Bãi Tam - xã Đú Sáng (Kim Bôi), xóm Nội - xã Độc Lập (TP Hòa Bình) hay thôn Rộc Trụ 2 - xã Khoan Dụ (Lạc Thuỷ). 
   
Xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương trước đây là vùng đất khó của huyện Yên Thuỷ. Từ sáng sớm, đường vào xóm đã tấp nập xe tải của tư thương khắp nơi đổ về thu mua bưởi. Nhìn những gốc bưởi trĩu quả, nhiều người dân Đại Đồng vẫn không dám tin ở vùng đất cằn, sỏi đá, quanh năm thiếu nước lại có thể trồng được giống bưởi Diễn cho hiệu quả và năng suất cao. Ông Nguyễn Văn Nhưỡng, một trong những người trồng bưởi đầu tiên ở Đại Đồng chia sẻ: "Cây trồng chủ đạo trước đây là sắn, năm nào trúng vụ đậm nhất cũng chỉ thu được dăm bảy triệu bạc mỗi hộ. Cái khó đeo bám khiến nhiều người phải bỏ quê đi làm ăn xa nhưng vẫn không ổn định. Để tìm cách thoát nghèo, tôi cùng một vài người trong xóm bàn nhau chuyển đổi cây trồng sang bưởi Diễn nhưng do vốn ít, thời gian dài nên chúng tôi phải gác lại ý tưởng".
   
Đúng thời điểm ấy, Ban CHQS huyện Yên Thuỷ tham mưu UBND huyện triển khai xây dựng mô hình "Làng, bản văn hoá, QP-AN" tại xóm Đại Đồng. Sau khi gặp gỡ với ông Nhưỡng, biết đến ý tưởng dang dở của ông, Ban CHQS huyện phối hợp Phòng NN&PTNT huyện mời chuyên gia nông nghiệp về tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi. Đồng thời, tham mưu UBND huyện đề nghị các ngân hàng trên địa bàn cho người dân vay vốn đầu tư. CB, CS LLVT huyện đóng góp ngày công giúp các hộ trồng bưởi san lấp, cải tạo. Nhờ đó, gia đình ông Nhưỡng đã có trên 200 gốc bưởi đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP, thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm. Từ đây, mô hình trồng bưởi lan rộng khắp xóm, trở thành cây thoát nghèo của Đại Đồng. Câu chuyện ở Đại Đồng là minh chứng rõ nét cho ý tưởng mô hình làng văn hoá, QP-AN của Bộ CHQS tỉnh hợp lòng dân, mang lại lợi ích cho Nhân dân.

Theo bộ đội về làng

Cùng các chiến sỹ Ban CHQS huyện Lạc Thủy, chúng tôi đến làng văn hóa - quốc phòng Rộc Trụ 2, xã Khoan Dụ. Nhiều công trình là sản phẩm của sức quân, sức dân được hoàn thành như: Làm mới, bê tông hoá hơn 1 km đường giao thông nông thôn trị giá hơn 800 triệu đồng, trong đó, Nhân dân đóng góp 475 triệu đồng; xây mới cổng làng, nâng cấp nhà văn hoá trị giá hơn 20 triệu đồng; xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho gia đình thương, bệnh binh; cải tạo, trồng mới 2 vườn cây ăn quả giúp các hộ nghèo... Đặc biệt, quá trình làm đường đã có 33 gia đình tự nguyện hiến đất với tổng diện tích gần 2.400 m2, tiêu biểu như các hộ: Quách Thị An hiến 923 m2 đất, Bùi Huy Mai hiến trên 250 m2 đất. Cùng với đó, LLVT đóng góp hơn 500 ngày công cùng hàng nghìn ngày công lao động của người dân đã tạo nên bộ mặt hoàn toàn mới cho thôn Rộc Trụ 2 hôm nay. Thôn hiện có trên 90% đường giao thông cứng hoá, tỷ lệ kiên cố hoá kênh mương đạt gần 90%. Liên tục 5 năm liền, thôn đạt danh hiệu làng văn hoá. 

Tiếp tục hành trình, chúng tôi đến làng văn hoá, QP-AN thôn Ngai Long, thị trấn Chi Nê. Ông Lê Văn Hoà, Bí thư Chi bộ thôn Ngai Long chia sẻ: "Chủ trương xây dựng làng văn hoá, QP-AN được thông báo đầy đủ đến Nhân dân trong thôn và nhận được sự hưởng ứng, nhất trí cao của bà con. Ai nấy đều phấn khởi vì được trực tiếp tham gia cùng LLVT địa phương xây dựng, tu sửa, mang đến diện mạo mới cho khu dân cư nơi mình sinh sống". Với hơn 2.000 ngày công lao động của LLVT và Nhân dân đã góp phần tạo nên các công trình phúc lợi xã hội cho Nhân dân, đảm bảo thế trận trong khu vực phòng thủ. Điển hình như cổng làng mới được xây dựng, con đường hoa dài 5 km tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp; hơn 400 m đường giao thông nông thôn được bê tông hoá… 

Điểm tựa cơ sở vững chắc
  
Theo Đại tá Nguyễn Hồng Sơn, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh, những bản, làng mang đậm dấu ấn tình quân dân đã trở thành điểm tựa cơ sở, nền tảng vững chắc để từng bước xây dựng, củng cố toàn diện nền quốc phòng toàn dân trong hơn 12 năm qua. Từ sự gắn kết đó, các địa phương trong tỉnh luôn đảm bảo chỉ tiêu tuyển quân với chất lượng tốt, góp phần giúp tỉnh hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân hàng năm, được Quân khu đánh giá cao. Điển hình như tháng 2 năm nay, trên khắp các nẻo đường từ nông thôn, miền núi xa xôi đến thành thị rộn ràng không khí náo nức, hơn 1.700 thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Tiểu biểu như trường hợp tân binh Bùi Chí Công, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên khóa 2017 - 2021. Công tâm sự: "Từ khi ngồi trên ghế giảng đường đại học, tôi đã có nguyện vọng gia nhập quân đội để rèn luyện, phấn đấu, mong muốn được cống hiến, trưởng thành trong quân ngũ. Nhiều thanh niên trong xã cũng có ý thức cao trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc, trúng tuyển và phấn khởi lên đường làm nghĩa vụ".
   
Ở các bản, làng đều có người dân tham gia lực lượng dân quân tự vệ góp phần gìn giữ, bảo đảm QP-AN trên địa bàn. Đại tá Quách Đăng Phú, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh cho biết: "Những kết quả đó cho thấy nhận thức của CB, CS LLVT và nhân dân về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương không ngừng nâng cao. Từ nhận thức đến hành động đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, tăng cường tiềm lực quốc phòng của địa phương. Trên mỗi công trình ở các làng, bản văn hoá, QP-AN được xây dựng đã thể hiện đậm nét tinh thần đoàn kết dân tộc và phẩm chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ".


Thanh Sơn

Các tin khác


Kinh nghiệm sắp xếp cán bộ sau sáp nhập đơn vị hành chính ở huyện Đà Bắc

(HBĐT)- Triển khai Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh, UBND huyện Đà Bắc đã chỉ đạo các cấp, các ngành, cơ quan thông tin đại chúng và các xã, thị trấn tăng cường phổ biến, thông tin, tuyên truyền nội dung nghị quyết tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân.

Cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Anh và Bỉ

Chiều 6/7 tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Gareth Ward (G.Uốt) và Đại sứ Vương quốc Bỉ Paul Jansen (P.Gian-xen) chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Ý kiến thảo luận tại hội trường chính Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 8, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 

(HBĐT) - Tại phiên thảo luận tại hội trường trung tâm, nhiều đại biểu đã phát biểu đóng góp các ý kiến có chất lượng đánh giá tình hình KT-XH cũng như đề xuất các giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH năm 2022. Báo Hòa Bình trích đăng một số nội dung:

Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đấu, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội *

(Bài phát biểu bế mạc do đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 8)

Đảng bộ xã Bắc Phong: Lãnh đạo xây dựng thành công xã nông thôn mới

(HBĐT) - Hết năm 2020, xã Bắc Phong (Cao Phong) đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM). Với mục tiêu đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2021, mặc dù gặp không ít khó khăn, Đảng bộ xã đã lãnh đạo tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tranh thủ nguồn đầu tư, giúp đỡ của tỉnh, huyện cùng với phát huy nội lực xây dựng NTM và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đến hết năm 2021, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Tỷ lệ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn đạt 99,68%

(HBĐT) - Tính đến hết ngày 10/6/2022, toàn tỉnh đã tiếp nhận 216.007 hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC), trong đó đã và đang giải quyết trong hạn 215.376 hồ sơ (giải quyết trước và đúng hạn là 203.354; số hồ sơ giải quyết quá hạn là 631 hồ sơ; giải quyết trong hạn là 12.022 hồ sơ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục