(HBĐT) - "Góp gió thành bão”, "Tích tiểu thành đại”... đó là những câu tục ngữ xưa chỉ sự kiên trì làm từ việc nhỏ đến việc lớn, sự đoàn kết của một tập thể và đó cũng là phương châm mà bấy lâu nay, những người lính Cụ Hồ của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vẫn âm thầm thực hiện, cụ thể hóa qua từng mô hình. Chỉ là những việc làm hàng ngày hay những lần giúp dân bằng sức lao động, nhưng tất cả những hành động được coi là "viên gạch nhỏ” của từng cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lại góp phần xây nên khối đoàn kết quân - dân vững chắc như hiện nay.


Ban CHQS huyện Lương Sơn khởi công xây dựng nhà tình nghĩa tặng gia đình ông Nguyễn Khả Ninh, thương binh hạng 3/4, thôn Đồng Đăng, xã Cao Dương.

Một ngôi nhà cấp 4, một chiếc xe đạp có lẽ không phải là điều khó khăn đối với nhiều người, đó là những thứ bình dân nhất. Nhưng, không phải ai cũng có được những điều rất đỗi bình dị đó. Thấu hiểu điều này, mang trong mình trách nhiệm của người chiến sỹ cách mạng, người lính Cụ Hồ, những cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) LLVT tỉnh đã đóng góp mỗi ngày một việc làm nhỏ, một số tiền nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, góp phần ổn định đời sống Nhân dân.

Ông Bùi Văn Chích, xóm Trang Giữa, xã Hợp Phong (Cao Phong), em trai liệt sỹ Bùi Văn Xưởng, hy sinh năm 1979 tại mặt trận biên giới Tây Nam đón chúng tôi trong căn nhà mới khang trang. Ngôi nhà được khánh thành tháng 7/2021 với diện tích 70 m2, gồm 3 phòng, tổng trị giá khoảng 150 triệu đồng, trong đó, 80 triệu đồng là tiền hỗ trợ của CB, CS LLVT tỉnh. Trong niềm phấn khởi, ông Chích gửi lời cảm ơn sâu sắc đến CB, CS LLVT tỉnh đã tri ân đến gia đình ông với ngôi nhà mong ước. Đây là một trong những "quả ngọt” thu được từ mô hình "Ngôi nhà 1.000 đồng” của LLVT tỉnh khởi xướng từ năm 2020 đến nay.

Sở sĩ nói mỗi "viên gạch nhỏ” của một CB, CS tạo nên ngôi nhà lớn là bởi cách làm hiệu quả Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo thực hiện, đây được coi là điểm mới về học tập và làm theo Bác để nhân rộng trong toàn LLVT. Theo đó, mô hình được hoạt động bằng cách mỗi CB, CS LLVT tỉnh tiết kiệm sinh hoạt hàng ngày, quyên góp 1.000 đồng/người/ngày để xây tặng nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách, người có công với cách mạng; cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác trong quân đội nói chung và các thương, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở. Qua đó, cùng với các địa phương thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 

Từ suy nghĩ đến hành động, 100% CB, CS LLVT tỉnh đều tham gia tích cực trên tinh thần tự nguyện, hoạt động đều đặn. Điểm lại, năm 2020, có 2 nhà được xây dựng tại huyện Kim Bôi và Yên Thuỷ; năm 2021, xây dựng 3 nhà thuộc các huyện: Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Cao Phong; năm 2022 xây tặng 11 nhà thuộc 10 huyện, thành phố. Mỗi căn nhà LLVT tỉnh hỗ trợ 80 triệu đồng. Những ngôi nhà góp phần mang lại hơi ấm hạnh phúc, niềm vui cho mỗi gia đình. Đó cũng là mục tiêu cao đẹp mà mỗi CB, CS hướng tới.

Bên cạnh những căn nhà nhân ái là những chiếc xe đạp nâng bước học sinh khó khăn đến trường trên toàn tỉnh, một mô hình được Quân khu 3 và Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá cao, nhân rộng đến mọi địa phương. Đảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo triển khai trong toàn lực lượng, trên cơ sở đó, các đơn vị tuyên truyền, vận động, thu hút 100% CB, CS tham gia. Sau 5 năm triển khai, cùng với sự phối hợp giữa LLVT tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhà hảo tâm đã quyên góp, hỗ trợ, trao tặng hơn 3.000 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó là 1 xe lăn, 1.000 cặp sách, hơn 200 máy tính Casio, 91 góc học tập tình thương, 22 chiếc quạt, 14 bộ bàn ghế, 50.000 quyển vở, 100 bộ sách, 63 thẻ BHYT, hơn 230 suất học bổng trị giá 2,7 triệu đồng/suất, nhận đỡ đầu 111 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trị giá 300.000 đồng/tháng/em...

Đại tá Nguyễn Hồng Sơn, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh khẳng định: "Chương trình được triển khai thể hiện sự đoàn kết nội bộ trong LLVT tỉnh, tinh thần trách nhiệm của CB, CS đối với Nhân dân. Góp phần chăm lo hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục của địa phương, củng cố thế trận lòng dân tại cơ sở".

Ở xã Yên Bồng, một xã còn nhiều khó khăn về giao thông của huyện Lạc Thuỷ. Thực hiện chương trình "Đồng hành cùng em đến trường", không chỉ hỗ trợ giúp học sinh có xe đạp đi lại, Ban CHQS huyện còn giúp đỡ tu sửa các nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất. Là 1 trong gần 30 em ở xã được nhận xe đạp hỗ trợ trong năm học vừa qua, em Bùi Văn Đức, học sinh trường TH&THCS xã Yên Bồng xúc động chia sẻ: "Chiếc xe đạp được các chú bộ đội hỗ trợ đã giúp em đến trường thuận lợi hơn. Đó cũng là động lực giúp em cố gắng trong học tập để trở thành người có ích cho xã hội". Hành động tích cực của CB, CS đã tạo nên động cơ tích cực cho học sinh trong học tập, rèn luyện chính là mục đích sâu sa mà LLVT tỉnh kỳ vọng ở mô hình này và nay đã đạt được.

Khẳng định về hiệu quả của công tác hỗ trợ Nhân dân qua các mô hình do CB, CS LLVT tỉnh thực hiện trong thời gian qua, Đại tá Quách Đăng Phú, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh nhấn mạnh: "Phải kể đến hiệu quả trước nhất ở công tác tuyên truyền nên các chương trình đã phát huy hiệu quả rõ rệt, khi sức lan tỏa cao của các mô hình khiến 100% CB, CS đều có ý thức cao tham gia, đặt thêm lên vai một phần trách nhiệm ngoài trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Không chỉ tạo dấu ấn của LLVT tỉnh trên mặt trận an sinh xã hội mà còn góp phần gắn kết chặt chẽ tình quân dân một ý chí, tạo nền tảng cho sự tin tưởng, phối hợp giữa quân đội và nhân dân củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân".

(Còn nữa)

                                                          Thanh Sơn



Các tin khác


Xuất khẩu nông sản - kỳ vọng tạo đột phá cho nền nông nghiệp: Bài 2 - Tập trung nâng cao giá trị các mặt hàng chiến lược

(HBĐT) - Sau hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngành Nông nghiệp tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng, SX-KD nông sản chuyển mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị, thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị xuất khẩu nông sản được đánh giá tăng nhưng thiếu bền vững, còn mang tính tự phát, chưa có đề án chiến lược cho từng loại thị trường.

Đi săn “lộc” rừng mùa mưa

(HBĐT) - Vào mùa mưa, ốc núi chính là một đặc sản được nhiều người dân trong tỉnh bỏ công sức leo lên các dãy núi cao để tìm kiếm. Công việc thời vụ này đem lại thu nhập thêm cho nhiều hộ gia đình nhưng đầy vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Xuất khẩu nông sản - kỳ vọng tạo đột phá cho nền nông nghiệp: Bài 1 - Vượt thách thức để tăng trưởng

(HBĐT) - Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thời gian qua, đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch Covid-19, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn giữ được tăng trưởng dương. Nổi bật là xuất khẩu nông sản tăng trưởng bằng hoặc cao hơn cùng kỳ những năm trước, góp phần tăng giá trị sản xuất toàn ngành; đồng thời đóng góp vào thành quả xuất khẩu nông sản chung của cả nước.

Tác nghiệp nơi đầu sóng

(HBĐT) - Biển Đông là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Vùng biển đảo thiêng liêng chứng kiến, ghi dấu bao thế hệ cha ông đã đổ công sức và máu xương để khai phá, giữ gìn trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Đội ngũ những người làm báo trong cả nước luôn có mặt để thực hiện nhiều tác phẩm báo chí, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đối với phóng viên được đi biển đảo, viết về cuộc sống người lính và Nhân dân ngoài đảo là vinh dự đối với người làm báo. Bởi những chuyến đi ra đảo là cơ hội hiếm hoi với phóng viên.

Chuyện về các “chiến sỹ” Trung tâm VH-TT&TT với những chuyến đi ngược núi

(HBĐT) - Họ là những biên tập viên, quay phim của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông (VH-TT&TT) cấp huyện mang trong mình nhiệt huyết với nghề. Không quản ngại vất vả, gian nan, họ tích cực bám sát địa bàn để cập nhật diễn biến, những thông tin tươi mới, góp phần đưa tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền huyện đến với Nhân dân kịp thời thông qua các kênh: hệ thống loa truyền thanh, Trang thông tin điện tử huyện, Đài PT-TH tỉnh và Báo Hòa Bình.

Cây lộc và trái vàng ở xứ Mường Be

(HBĐT) - Dổi - cây che mưa giông, nắng, gió những mái nhà Mường. Dổi cho bóng mát - không khí trong lành - cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Dổi cho thân gỗ cao vút, thẳng tắp để người quê tôi làm nếp nhà sàn. Dổi cho loại hạt nức vị các món ăn; cho loại thuốc quý để người Mường khỏe mạnh. Dổi xứ Mường hôm nay ở nhiều vùng quê từ Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên đến Tây Nguyên xa xôi... đang mang lại những mùa Xuân no ấm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục