Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Ai Cập, Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam Amal Abdel Kader Elmorsi Salama có bài viết nhìn lại những thành tựu trên chặng đường phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung bài viết.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam Amal Abdel Kader Elmorsi Salama. (Ảnh: Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam)

Quốc khánh Ai Cập năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Ai Cập (ngày 23/7/1952), sự kiện đã định hình lịch sử chính trị hiện đại ở Ai Cập và truyền cảm hứng sâu sắc cho các quốc gia khác trên thế giới, nhất là những nước đã đấu tranh giành độc lập.

Vài năm sau đó, trên tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia cùng niềm khát khao độc lập và phát triển, Ai Cập và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1963. Hai nước mong muốn phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ai Cập và tình hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia vào năm 2023.

Trong những năm gần đây, mối quan hệ hữu nghị giữa Ai Cập và Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất qua việc trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, như chuyến thăm của Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi tới Việt Nam vào tháng 9/2017 và chuyến thăm của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Ai Cập vào tháng 8/2018. Những chuyến thăm này đã góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương giữa hai nước và hai dân tộc chúng ta trên mọi lĩnh vực, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa...

Bên cạnh đó, bất chấp tác động của đại dịch, mối quan hệ kinh tế giữa Ai Cập và Việt Nam không ngừng phát triển. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt khoảng 600 triệu USD trong năm 2021. Ngoài ra, phiên họp thứ hai của Tiểu ban hợp tác về công nghiệp và thương mại Việt Nam-Ai Cập đã được tổ chức trực tuyến vào tháng 8/2021, nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế giữa hai nước chúng ta. Hiện nay, cả hai nước đang phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ 6 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Ai Cập, sẽ được tổ chức tại Cairo và vòng tham vấn chính trị lần thứ 9 sẽ được tổ chức tại Hà Nội.

Thúc đẩy mối quan hệ truyền thống Việt Nam-Ai Cập ảnh 1

Ai Cập đang chứng kiến ​​bước phát triển thực chất trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam)

Trong số các lĩnh vực hợp tác khác nhau giữa Ai Cập và Việt Nam, giao lưu văn hóa tiếp tục là một trong những trụ cột rất quan trọng trong quan hệ song phương. Một số hoạt động chung đã diễn ra trong những năm gần đây, bao gồm việc tích cực tham gia các lễ hội và sự kiện văn hóa do hai nước tổ chức; bên cạnh đó, ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam chọn học ngôn ngữ Arab tại Ai Cập. Những hoạt động này tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về tình hữu nghị giữa hai dân tộc và củng cố mối liên kết văn hóa giữa hai nước chúng ta.

 Năm nay, Ai Cập sẽ đăng cai Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 27) vào tháng 11/2022 (từ ngày 6 đến 18/11), nhằm giải quyết những thách thức quan trọng mà thế giới đang phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và thảo luận về các cam kết khác nhau liên quan đến vấn đề này.

Chính phủ Ai Cập cũng đã khởi động thành công một chương trình cải cách kinh tế từ năm 2016, cùng với Tầm nhìn Ai Cập 2030 phản ánh kế hoạch chiến lược dài hạn của đất nước nhằm đạt được các nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực. Đồng thời, Tầm nhìn Ai Cập 2030 cũng phản ánh ba khía cạnh của sự phát triển bền vững, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.

Ai Cập cũng đang chứng kiến ​​bước phát triển thực chất trên nhiều lĩnh vực, trong đó, có ít nhất 14 thành phố mới đang được hoàn thiện bên cạnh thủ đô hành chính mới và mạng lưới đường bộ và đường hầm rộng khắp đã được xây dựng. Ngoài ra, Ai Cập cũng đưa ra nhiều sáng kiến ​​quốc gia như "Một cuộc sống sung túc”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp mỗi ngày cho người dân và dự án "Tương lai Ai Cập” nhằm mục đích khai hoang và phát triển 1,5 triệu mẫu đất.

Ai Cập áp dụng hai chiến lược quốc gia trong lĩnh vực khí hydro và công nghiệp ô-tô điện, và sự thành công của chương trình này liên quan đến các dự án năng lượng tái tạo, các dự án kết nối điện với các quốc gia láng giềng, bên cạnh việc phát triển các sân bay, bến cảng quốc tế, nội địa và các ngành công nghiệp khác nhau.

Nhân dịp này, tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những bước phát triển kinh tế-xã hội ấn tượng trong những năm gần đây và nhấn mạnh rằng, dưới sự lãnh đạo hiện nay ở cả hai quốc gia, Ai Cập và Việt Nam sẽ tiếp tục cùng khám phá một tương lai rực rỡ của tình hữu nghị và hợp tác, cũng như thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ truyền thống giữa hai nước và tình hữu nghị anh em giữa hai dân tộc.

TheoNhanDan


 


Các tin khác


Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, quán triệt, học tập Nghị quyết Hội nghị T.Ư 5, khóa XIII

(HBĐT) - Ngày 21/7, Ban Chấp hành Trung ương (BCH T.Ư) Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, quán triệt, học tập Nghị quyết (NQ) Hội nghị T.Ư 5, khóa XIII. Hơn 1,08 triệu cán bộ, đảng viên dự hội nghị trực tiếp và trực tuyến tại 11.661 điểm cầu trên cả nước.

Một số điểm mới trong Quy định số 69-QĐ/TW

(HBĐT) - Ngày 6/7/2022, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức, đảng viên (ĐV) vi phạm (Quy định 69), thay thế Quy định số 07-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng (TCĐ) vi phạm và Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật ĐV vi phạm. 

Kỳ họp thứ 6, HĐND huyện Kim Bôi khoá XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(HBĐT) - Ngày 20/7, HĐND huyện Kim Bôi đã tổ chức Kỳ họp thứ 6 - kỳ họp thường kỳ giữa năm nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. 

354 chi bộ đã tổ chức xong đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2022 - 2025

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 30/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2022-2025. Theo đó, thời gian tiến hành đại hội chi bộ không quá 1 ngày, bắt đầu từ tháng 7, hoàn thành trước ngày 31/8/2022. Hiện nay, toàn tỉnh có 3.181 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, trong đó có 3.169 chi bộ tiến hành đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025; 13 chi bộ không tổ chức đại hội do mới thành lập.   

Cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

(HBĐT) - Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp (DN) là nhiệm vụ trọng tâm đã được huyện Cao Phong triển khai trong nhiều năm và đạt những kết quả tích cực. Trong giai đoạn phát triển mới, huyện tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, đảm bảo tính dân chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Hiệu quả học tập và làm theo lời Bác ở Đảng bộ phường Kỳ Sơn

(HBĐT) - Việc học tập và làm theo lời Bác gắn với nghị quyết về xây dựng Đảng là động lực quan trọng giúp Đảng bộ phường Kỳ Sơn (TP Hoà Bình) nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng. Từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức cũng như cách làm của cán bộ và Nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ chính trị đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục