(HBĐT) - Cách đây 77 năm, sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trọng thể đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.


Thật cảm kích, xúc động khi được nghe những lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nước Việt có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Từ đây, một Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân đã hình thành; mở ra một trang sử mới, chói lọi nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 

Từ mốc son này, dân tộc ta bước sang trang mới. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Nhìn lại chặng đường lịch sử 77 năm qua, chúng ta thấy vô cùng tự hào, hãnh diện và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc bồi đắp, củng cố, phát huy truyền thống cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và  Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dân tộc ta đã làm nên những chiến công hiển hách trong đấu tranh giải phóng dân tộc; lập kỳ tích trong thế kỷ XX khiến cả nhân loại thán phục: Đánh đuổi thực dân, đế quốc ra khỏi bờ cõi; đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và sau 36 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn, đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển; dân chủ được mở rộng; đời sống tinh thần và vật chất của Nhân dân ngày càng được cải thiện; QP-AN được giữ vững; uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố, nâng cao.

Cùng với cả nước, 77 năm qua, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Hòa Bình đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, góp phần to lớn vào sự thắng lợi chung của cả dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Từ sau thời kỳ tái lập tỉnh đến nay (1991 - 2022), Hòa Bình đã đạt được thành tựu ở nhiều lĩnh vực.

Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển  KT-XH 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Trong bối cảnh KT-XH trong nước có dấu hiệu phục hồi, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của T.Ư, chủ động, sáng tạo, tập trung phòng, chống dịch bệnh và triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình KT-XH của tỉnh có nhiều khởi sắc và đạt một số kết quả tích cực: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 5,13% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tăng 3,63%; chỉ số sản xuất công nghiệp - xây dựng ước tăng 6,17% (riêng công nghiệp tăng 7,44%); dịch vụ tăng 7,32%; kim ngạch xuất khẩu đạt 702,63 triệu USD (tăng 21,38%); thu ngân sách Nhà nước ước đạt 3.256,8 tỷ đồng (tăng 61% so với cùng kỳ); tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 33,42%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả quan trọng; đến nay toàn tỉnh có 3 huyện, thành phố về đích nông thôn mới. Tỉnh kiểm soát tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Công tác giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ có nhiều chuyển biến tích cực; hoạt động văn hóa, thể thao được đẩy mạnh; tổ chức thành công môn đua xe đạp Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31). Thời gian qua, tỉnh cũng tạo dấu ấn với cả nước khi tổ chức chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện; công tác quốc phòng được bảo đảm, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực lao động sản xuất, hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để khắc phục, tháo gỡ như: Tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với bình quân chung cả nước; kết quả giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; công tác giải phóng mặt bằng một số dự án còn vướng mắc; nhiều dự án ngoài ngân sách Nhà nước tiến độ triển khai chậm. Tình trạng khiếu kiện đông người còn xảy ra; một số loại tội phạm còn diễn biến phức tạp...

Năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh đã, đang đứng trước những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức đòi hỏi bản lĩnh, sự chủ động và tinh thần đoàn kết để từng bước vượt qua. Tự hào, phấn khởi về chặng đường 77 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, với truyền thống của quê hương anh hùng, Đảng bộ, Nhân dân Hòa Bình càng nêu cao ý chí tự lực, tự cường, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN năm 2022. Toàn tỉnh chung sức, đồng lòng, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, phồn vinh như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Hòa Bình


Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục