(HBĐT) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ tư, chiều 07/11/2022, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Giá (sửa đổi); dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) và việc thực hiện Luật Xuất Cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin "nơi sinh” trên hộ chiếu.
Đại biểu Hoàng Đức Chính tham gia thảo luận tại tổ chiều 7/11.
Tham gia phát biểu thảo luận tại tổ, đa số ý kiến đại biểu thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi) nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác đấu thầu, khắc phục một số bất cập của Luật hiện hành và bổ sung các quy định mới nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu; hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung như: việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác quản lý Nhà nước về bình ổn giá; kê khai giá, niêm yết giá; tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính công khai, minh bạch của Quỹ bình ổn giá… của Luật Giá (sửa đổi). Đối với dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), nhiều ý kiến đại biểu bày tỏ băn khoăn với cơ chế trong đấu thầu hiện nay và tập trung cho ý kiến vào các nội dung liên quan đến đấu thầu, chỉ định thầu cũng như cơ chế giám sát trong hoạt động này.
Góp ý vào dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng, việc quy định cơ chế trong hủy thầu như dự thảo hiện nay là rất quan trọng, góp phần tạo tính cạnh tranh, minh bạch của hoạt động đấu thầu và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà thầu tham dự thầu. Tuy nhiên, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về "cơ chế đền bù chi phí”, các nội dung liên quan đến việc thỏa thuận bồi thường hay khởi kiện ra Tòa án để bồi thường thiệt hại, quy trình thủ tục bồi thường…
Liên quan đến quy định về chỉ định thầu tại Điều 21 của dự thảo Luật, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về "gói thầu tái định cư” để đảm bảo thống nhất, đầy đủ khi áp dụng Luật. Cũng theo đại biểu, dự thảo Luật hiện chưa làm rõ việc thực hiện chỉ định thầu được thực hiện đối với gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia hay chỉ định thầu theo Nghị quyết của Quốc hội. Do đó, đại biểu đề nghị dự thảo cần bổ sung quy định cụ thể nội dung trên để tạo thuận lợi hơn về cơ chế trong triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, việc quy định các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn là một trong các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu là chưa phù hợp với mục tiêu đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu. Do vậy, theo ý kiến đại biểu, để tránh tình trạng chỉ định thầu tràn lan, Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung quy định về phạm vi áp dụng các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được áp dụng chỉ định thầu.
Việc quy định về giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu cũng được đại biểu quan tâm đề cập. Theo đó, đại biểu đề nghị cần tăng cường tính công khai, minh bạch các vấn đề liên quan đến gói thầu để người dân và các cơ quan thông tin, báo chí có thể tham gia theo dõi, giám sát, thanh tra để phát hiện vi phạm, sai sót trong đấu thầu trái quy định; bổ sung sự tham gia của các tổ chức xã hội trong giám sát về công tác đấu thầu để đảm bảo minh bạch hoạt động đấu thầu.
Đối với dự án Luật Giá (sửa đổi), đại biểu đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị cấm cũng như làm rõ một số khái niệm cụ thể trong dự thảo Luật; bổ sung cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính công khai, minh bạch của Quỹ bình ổn giá. Đồng thời đề nghị bổ sung quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh trong việc quyết định giá dịch vụ, cho ý kiến về giá hàng hóa dịch vụ trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình xin ý kiến./.
Bùi Hiển (Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)
Trong tuần làm việc từ ngày 7 đến 11/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 2 dự thảo luật và 3 dự thảo nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo công tác của Chính phủ trong năm 2022 và một số dự án luật khác.
(HBĐT) - Bộ CHQS tỉnh vừa tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề "50 ngày thi đua lập công quyết thắng" chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (12/1972 - 12/2022) gắn với kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 75 năm Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông (20/12/1947-20/12/2022).
(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 883/HD-UBND, ngày 3/6/2022 hướng dẫn xét tặng Huy hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình” (Huy hiệu).
(HBĐT) - Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, triển khai nghiêm túc kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa (DSVH) các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 6/11, xóm Đễnh, xã Mông Hoá (TP Hoà Bình) tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022. Đến dự, chung vui có các đồng chí: Ngô Ngọc Đức, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành uỷ Hoà Bình; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Y tế, Sở TT&TT, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.
Bắt đầu từ cuộc Cách mạng Tháng Mười và Luận cương của Lênin, rồi sau đó tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giải quyết được vấn đề lịch sử đặt ra trước đây đối với dân tộc Việt Nam là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh tự giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân.