Sau ba ngày làm việc, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 đã cử hành phiên bế mạc vào ngày 29/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô (Thủ đô Hà Nội).
Quang cảnh phiên bế mạc Đại hội. (Ảnh: Duy Linh)
Đại hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Đại hội, trong đó nhất trí thông qua những nội dung đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, chương trình hoạt động Phật sự khóa VIII, nhiệm kỳ 2017-2022 và phương hướng, nhiệm vụ gồm 12 mục tiêu và giải pháp thực hiện thành công chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX (2022-2027).
Đại hội kêu gọi toàn thể tăng ni, cư sĩ, tín đồ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động Phật sự ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời. Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị chung tay xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, hưởng ứng mạnh mẽ các chương trình hành động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; xây dựng nền văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc. Đưa kết quả của bốn đề án văn hóa Phật giáo vào thực tiễn xây dựng hệ giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Phát biểu bế mạc Đại hội, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, Đại hội biểu thị sự thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm của toàn thể tăng ni, phật tử Việt Nam ở trong nước, cũng như ở nước ngoài, trong những năm tới thực hiện thành công mục tiêu, chương trình tổng quát mà Đại hội đã đề ra.
Để thực hiện thành công các mục tiêu quan trọng đó, Đại hội cũng đã thảo luận, đưa ra phương thức, các biện pháp thực hiện có giá trị định hướng và mang tính chỉ đạo trong suốt quá trình triển khai tổ chức thực hiện phương hướng nhiệm vụ phát triển Giáo hội, phục vụ đồng bào phật tử ở trong nước, cũng như ở nước ngoài trong giai đoạn 5 năm tới và tầm nhìn tới năm 2045.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu khẳng định, thành công của Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX mở ra một chương mới cho sự trưởng thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong chặng đường hơn 40 năm cùng đất nước.
Ngay sau thành công của Đại hội, tất cả các ban, viện Trung ương, các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các địa phương cần phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về kết quả thành công của Đại hội; nghiên cứu, phổ biến Nghị quyết và các văn kiện Đại hội; khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức để xây dựng và triển khai chương trình hoạt động Phật sự của mình để Nghị quyết Đại hội thực sự đi vào thực tiễn.
* Ngay sau lễ bế mạc, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chủ trì cuộc họp báo thông báo kết quả Đại hội và trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí.
(HBĐT) - Ngày 28/11, Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS), HĐND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết (NQ) trình tại Kỳ họp thứ 11 (Kỳ họp thường lệ cuối năm), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS chủ trì hội nghị.
Với chủ đề "Kỷ cương - trách nhiệm - đoàn kết - phát triển”, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã khai mạc sáng 28/11 tại Thủ đô Hà Nội.
(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao với trên 88% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), gồm người Thái, Mường, Mông, Dao, Tày, Hoa. Quán triệt và thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống người dân.
(HBĐT) - Năm 2012, thị trấn Mai Châu là 1 trong 7 đơn vị hành chính của huyện Mai Châu nằm trong diện xã trọng điểm, phức tạp về ANTT. Việc thực hiện chuyển hóa địa bàn trở thành nhiệm vụ trọng tâm đối với cấp ủy, chính quyền thị trấn và công tác dân vận được xác định là giải pháp hiệu quả.
(HBĐT) - "Cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Làm việc trách nhiệm, chủ động, khoa học, sáng tạo. Nói đi đôi với làm, tôn trọng pháp luật, kỷ cương. Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với Nhân dân…”, đó là những nội dung quan trọng trong việc hoàn thiện, xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức cho CB, ĐV ở Đảng bộ huyện Đà Bắc, được đồng chí Trần Thị Vân Dung, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết.