Sáng 6/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học "Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Tọa đàm.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì và chỉ đạo Tọa đàm. Đại diện lãnh đạo các ban Đảng, bộ, ngành Trung ương; các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu cùng tham dự.
Phát biểu đề dẫn và chỉ đạo Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt cả về lý luận và thực tiễn, thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, kiên định và đồng thời là sự phát triển sáng tạo, góp phần hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Những chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư thể hiện trong cuốn sách được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sinh động, thể hiện sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện và đầy sức thuyết phục của người đứng đầu Đảng ta.
Toàn bộ những giá trị lý luận và thực tiễn mà cuốn sách mang lại chính là "vũ khí” sắc bén góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động về công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời với nhấn mạnh, cuốn sách được xem là "cẩm nang” đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta, tài liệu gối đầu giường của cán bộ, đảng viên trong "tự soi, tự sửa”, đồng chí cũng mong muốn nội dung cuốn sách cần được sớm đưa vào chương trình giảng dạy lý luận chính trị.
Cuốn sách được xem là cẩm nang là "cẩm nang” đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta, tài liệu gối đầu giường của cán bộ, đảng viên trong "tự soi, tự sửa”.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng |
Với gần 40 tham luận, bài viết cùng các ý kiến trình bày tại Tọa đàm đã tập trung khẳng định: Một là, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tài liệu có giá trị sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn phong phú và rút ra những vấn đề có tính lý luận về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, tác phẩm đã khẳng định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là "một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”; Mục tiêu "là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước”...
Tác phẩm đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm "không thể”, "không dám”, "không muốn”, "không cần” tham nhũng, tiêu cực…
Hai là, tác phẩm chỉ rõ, phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tức là trị tận gốc của tham nhũng”, do đó, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, phải thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình "như rửa mặt hàng ngày”. Cán bộ, đảng viên phải phải luôn tiên phong, gương mẫu trước mọi nhiệm vụ, "đảng viên đi trước, làng nước đi sau”.
Cùng với đó, để công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt hiệu quả cao nhất, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trước hết phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, bởi chúng ta nhận thức rằng sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tính nguyên tắc, là quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là nhân tố bảo đảm sự phát triển đúng đắn của đất nước.
Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức mạnh của Đảng về mọi mặt, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ sống còn của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Mặt khác, phải tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân, coi đây là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng.
Nhân dân tin ở Đảng, ủng hộ Đảng, theo Đảng làm cách mạng. Còn Đảng làm hết sức mình để phục vụ nhân dân, phát huy vai trò và khả năng sáng tạo không bao giờ cạn của nhân dân.
Ba là, tác phẩm đã góp phần quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch tấn công vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta; giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng về mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từ đó giữ vững, củng cố niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Từ những phân tích đa chiều, nhiều góc độ, các tham luận đã nhất trí cho rằng, cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện tư tưởng nhất quán, kiên định và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nêu vấn đề gợi mở, định hướng và tham góp nhiều giải pháp có giá trị quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, quán triệt và tổ chức thực hiện sâu rộng, hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tọa đàm thống nhất bày tỏ mong muốn và đã góp phần quán triệt, làm sáng rõ hơn và lan tỏa mạnh mẽ giá trị cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến cán bộ, đảng viên; các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, quần chúng cần nắm vững, quán triệt và tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực , đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Nhandan.com.vn
(HBĐT) - Đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ chưa đầy đủ, nhất là tại các chi bộ khu dân cư; nội dung sinh hoạt rập khuôn, đơn điệu, không khí sinh hoạt trầm lắng, nặng về phổ biến, quán triệt; việc sinh hoạt chuyên đề chưa được chú trọng đúng mức, thậm chí có chi bộ không tổ chức sinh hoạt chuyên đề... Đó là những thiếu sót, khuyết điểm nổi lên trong công tác sinh hoạt ở một số chi bộ trên địa bàn huyện Lạc Sơn thời gian qua. Trước thực tế đó, huyện đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Ngày 3/3, tại Trụ sở Chính phủ, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 2 năm 2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng; chủ trương của Thường trực Tỉnh uỷ về việc cấp báo không thu tiền cho đảng viên (ĐV) được tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng trở lên, từ ngày 1/1/2023, Báo Hòa Bình đã đến với các đối tượng.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn nhận được các ý kiến tham mưu, đề xuất xuất phát từ tấm lòng, trách nhiệm của các cán bộ Văn phòng Chủ tịch nước đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, trân trọng và ủng hộ khát vọng vươn lên của mỗi người dân; tạo môi trường để mọi người, nhất là thế hệ trẻ được tiếp cận công bằng, minh bạch với những cơ hội phát triển và cống hiến cho đất nước.
Sáng 2/3/2023, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026. Sau đó, tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức. Sau đây là tiểu sử Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng: