Ngày 9/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" họp Phiên thứ hai.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Nhiều thành viên Ban Chỉ đạo phát biểu tại phiên họp đánh giá, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23 và các chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã vận động đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị. Những thành tựu đó đóng góp quan trọng để đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, có lúc, có nơi sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; tiềm năng sáng tạo của nhân dân chưa được khai thác hiệu quả. Một số chủ chương, chính sách được ban hành nhưng triển khai không tốt, gây bức xúc cho người dân. Chính vì vậy, Nghị quyết 23 phải được tổng kết một cách toàn diện, từ đó tiếp tục thống nhất chủ trương, quan điểm và đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Hiện Ban Chỉ đạo đã xây dựng báo cáo và có 5 lần chỉnh sửa, bổ sung để sớm trình Bộ Chính trị cho ý kiến.

Tại phiên họp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung cốt lõi, là tư tưởng mang tầm chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đây là vấn đề càng làm, càng nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn nhiều thì càng minh chứng sự đúng đắn và càng được nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn.

Chủ tịch nước nêu rõ, Ban Chỉ đạo đã phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình tiếp thu, góp ý để hoàn thiện báo cáo, tờ trình và dự thảo Nghị quyết; đặt ra yêu cầu xây dựng các văn kiện này phải có chất lượng cao, cô đọng, sát thực tiễn; đặc biệt là phải thể hiện sâu sắc hơn mối quan hệ gắn bó giữa các giai tầng trong xã hội, bởi chính sự gắn bó này làm nên sức mạnh của dân tộc.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Nêu một số nhiệm vụ giải pháp thời gian tới, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới; trong đó, xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự là trung tâm, hạt nhân của đoàn kết. Cùng với đó, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền thì bộ máy Nhà nước phải trong sạch, vững mạnh. Mỗi cán bộ phải gần dân, sát cơ sở, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận một cách minh bạch, công bằng với các điều kiện phát triển. Đây chính là yếu tố vững chắc để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nền tảng để đưa đất nước trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào giữa thế kỷ XXI.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục