(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 2 tôn giáo là Công giáo và Phật giáo với 15.215 tín đồ, chiếm 24,9% dân số toàn huyện. Các tín đồ tôn giáo có ở 10/10 xã, thị trấn. Trong đó, Công giáo có 2 giáo xứ, 18 giáo họ, 4 linh mục, 36 chức việc với 6.925 tín đồ (giáo xứ Khoan Dụ có 4.975 tín đồ, giáo xứ Đồng Danh 1.950 tín đồ); có 116 đảng viên là tín đồ Công giáo, chiếm 2,14% tổng số đảng viên toàn Đảng bộ.



Lãnh đạo UBND xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) gặp gỡ, tuyên truyền bà con giáo dân thôn Đồng Danh chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Thôn Đồng Danh, xã Phú Thành có 270 hộ, trên 65% đồng bào theo đạo. Bí thư Đảng uỷ xã Trần Minh Tiến cho biết: "Đảng uỷ xã và Ban chi ủy thôn thường xuyên cùng linh mục, chánh xứ và ban hành giáo vận động bà con giáo dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, củng cố niềm tin của giáo dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhờ đó xã không có điểm nóng trong sinh hoạt tôn giáo. Các chức sắc, chức việc tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát triển KT-XH, đóng góp hiệu quả vào việc xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao.

Thời gian qua, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện diễn ra cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật, theo hiến chương, điều lệ, tôn chỉ, mục đích của tôn giáo và thực hiện theo đúng phương châm hành đạo gắn bó, đồng hành với dân tộc. Các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thường xuyên tuyên truyền, vận động tín đồ tôn giáo sống "Tốt đời, đẹp đạo”, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển KT-XH. Tích cực phối hợp các cấp chính quyền tổ chức và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Trên địa bàn huyện không có vụ việc phức tạp, hoạt động lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo huyện tăng cường gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, chức sắc tôn giáo phù hợp với tình hình nhiệm vụ chính trị của địa phương. 

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên; quan tâm công tác xây dựng lực lượng nòng cốt, phát triển đoàn viên, hội viên là người có đạo. Công tác xây dựng, nhân rộng mô hình điển hình "Dân vận khéo” trong đồng bào có đạo được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm, tiêu biểu như các mô hình: "Giáo xứ Khoan Dụ tự quản về an ninh trật tự”, "Họ đạo tự quản”, "Chính xứ Đồng Danh nói không với vi phạm pháp luật”..., từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc và tín đồ các tôn giáo sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, "kính Chúa yêu nước".

Đồng chí Nguyễn Ngọc Vân, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước về công tác tôn giáo. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về vị trí, nhiệm vụ công tác dân tộc, công tác tôn giáo trong tình hình mới. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tăng cường nắm tình hình tôn giáo, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động truyền đạo trái pháp luật, hành vi, âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc để trục lợi. Ngăn chặn, kiên quyết không để các hình thức tôn giáo mới, tổ chức tôn giáo bất hợp pháp và hoạt động tôn giáo trái pháp luật trên địa bàn huyện. Quan tâm, giải quyết kịp thời kiến nghị, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào có đạo đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ sở và theo đúng quy định của pháp luật. Huyện cũng sẽ tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng, tranh thủ đội ngũ già làng, chức sắc, đội ngũ cốt cán vùng có đạo để xây dựng khối đoàn kết toàn dân...

Đinh Thắng

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục