(HBĐT) - Trong những ngày tháng tư lịch sử, khắp các con đường, tuyến phố rực rỡ cờ đỏ sao vàng tung bay. Cách đây 48 năm, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi. Với những người lính cựu từng trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh thì ký ức năm xưa vẫn còn vẹn nguyên và luôn khắc ghi trong tâm trí.


Ông Lê Quốc Quang (bên phải) ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) trân trọng lưu giữ những kỷ vật 
trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 

Ký ức không quên…

Trân trọng lưu giữ tấm dù của người lính đặc công, ông Lê Quốc Quang ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) xem đó là "tấm lá chắn” ngụy trang đưa ông vào lòng địch để hoàn thành nhiệm vụ. Sau bao năm chiến tranh ác liệt, những vật dụng hàng ngày của người lính trở nên vô giá giữa đời thường. Năm 1970, tạm gác lại thanh xuân và công việc, chàng trai Lê Quốc Quang với bức thư viết bằng máu mong muốn được lên đường tòng quân đánh quân xâm lược. Sau thời gian huấn luyện bộ đội đặc biệt tinh nhuệ tại Đoàn 305 đóng tại tỉnh Hà Bắc, ông Quang lên đường đi B vào cuối năm 1971.

Tại mặt trận phía Nam, ông Quang cùng đồng đội tham gia những trận đánh quyết liệt tại mặt trận Bến Cát (Bình Dương), núi Bà Đen (Tây Ninh)… Chia sẻ về những ký ức không thể nào quên, ông Quang cho biết: Ngày 26/4/1975, cuộc tổng công kích đánh chiếm Sài Gòn bắt đầu. Trung đoàn 429 của tôi với tổng quân số 120 người có nhiệm vụ vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến vào Sài Gòn. Đây là con sông nguy hiểm bởi độ sâu, rộng mênh mông. Có những thời điểm tưởng chừng phải bỏ cuộc vì những khó khăn khác nhau. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của người dân bản địa, toàn bộ Trung đoàn đã được tiếp thêm sức mạnh vượt sông an toàn và mạnh mẽ tiến vào lòng địch”.

Từ mặt trận Bến Lức, tỉnh Long An tiến vào phía Tây Nam của Sài Gòn, thời điểm đó, ông Quang nhận nhiệm vụ tại Cơ quan tham mưu, Trung đoàn 429 đặc công, làm trợ lý quân lực. Xác định nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Radar Phú Lâm để cắt đứt thông tin liên lạc của địch, làm cho việc hiệp đồng giữa các mũi của chúng không thực hiện được. Qua đó đã góp công lớn vào thắng lợi mùa Xuân năm 1975. 

Tất cả vì Miền Nam ruột thịt… 

Đó chính là ý chí quyết tâm, tinh thần bất khuất của ông Đinh Như Tô ở thôn Đồng Sầm, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) và đồng đội khi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu tại mặt trận Sài Gòn – Gia Định nhưng ông Tô đã cống hiến công sức, thậm chí cả máu để đảm bảo vận tải lương thực, thực phẩm, đóng góp lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trước ngày đi B, ông Tô vinh dự là một trong những thanh niên ưu tú được đứng vào hàng ngũ của Đảng, đây là nguồn động viên to lớn trước ngày xuất trận. Quá trình tham gia kháng chiến, ông đảm nhận các nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa nhu yếu phẩm, đạn dược cho bộ đội. Tham gia chăm sóc, tận tình cứu chữa những người đồng đội bị thương vì bom đạn. Tháng 6/1972, ông trực tiếp cầm súng chiến đấu tại tỉnh Long An và bị thương. Năm 1973, sau khi điều dưỡng và trị lành vết thương, ông Tô tiếp tục tham gia công tác tại C140, Cục chính trị Miền với nhiệm vụ trợ lý bảo vệ chính trị. Ông thực hiện công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sỹ dốc sức, đồng lòng đánh tan giặc ngoại xâm. 

Ông Tô cho biết: "Trong ký ức của người lính tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi không thể quên được những ngày mưa, ngày nắng vượt đèo, lội suối với những bao gạo gùi trên lưng. Dẫu biết là cung đường nhiều hiểm nguy nhưng tôi và những người lính đại đội vận tải vẫn vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.  

Với những đóng góp tích cực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Tô vinh dự được tặng thưởng Huy hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.

Để góp phần làm nên chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ năm 1973 đến tháng 4/1975, trung bình mỗi năm có gần 3.000 thanh niên Hòa Bình vào Nam chiến đấu. Theo lịch sử Đảng bộ tỉnh, từ năm 1970 - 1975 đã có 2 tiểu đoàn, 9 đại đội bộ binh, 1 đơn vị du kích tập trung, 1 đội dân công hỏa tuyến của tỉnh lên đường vào chiến trường B và chiến trường C (chiến trường Lào). Hàng trăm con em của Hòa Bình đã chiến đấu dũng cảm, đạt các danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ”, "Chiến sĩ thi đua”, "Anh hùng LLVT”, 2 liệt sĩ Bùi Văn Hợp, Bùi Văn Nê… được tuyên dương Anh hùng LLVT Nhân dân. Ngoài sức người, nhân dân Hòa Bình còn "thắt lưng, buộc bụng”, tiết kiệm, là hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt đánh thắng giặc Mỹ.


Đức Anh


Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục