(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, toàn huyện Đà Bắc hiện có 284 mô hình "Dân vận khéo”. Trong đó có 95 mô hình thuộc lĩnh vực kinh tế, 116 mô hình thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội, 56 mô hình thuộc lĩnh vực QP - AN, 17 mô hình thuộc lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị. Thông qua các mô hình "Dân vận khéo” đã tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong dòng họ, gia đình, giúp nhau phát triển KT-XH, phát huy được vai trò dân vận của Đảng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa tại các địa phương trong toàn huyện.
Mô hình dân vận khéo nuôi cá lồng kết hợp phát triển du lịch giúp người dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) nâng cao thu nhập.
Giới thiệu về mô hình "Dân vận khéo" trong phát triển kinh tế tại xã Hiền Lương, đồng chí Nguyễn Đăng Giáp, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: Tận dụng mặt nước lòng hồ Hòa Bình, từ năm 2014, HTX dịch vụ nông nghiệp Hiền Lương ra đời đã tập hợp các hộ nuôi trồng thủy sản, giúp nghề nuôi cá lồng phát triển ổn định. Nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch là hướng đi mới ở xã. Toàn xã có khoảng 80 hộ làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, với hơn 200 lồng cá. Trước đây, sản phẩm cá lồng được tiêu thụ chủ yếu qua tư thương nên bấp bênh, không ổn định. Hiện nay, bà con tìm thêm đầu ra cho sản phẩm cá lồng, đó là kết hợp du lịch với nghề nuôi cá. Như homestay Sánh Thuấn (xóm Ké), khi khách đến nghỉ được trải nghiệm nghề nuôi cá lồng và thưởng thức các sản phẩm cá sông Đà. Kết thúc kỳ nghỉ, du khách mua sản phẩm cá làm quà. Cách làm này vừa đa dạng thêm sản phẩm du lịch, vừa là kênh mới để tiêu thụ cá. Mô hình này đã góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân.
Thực tế những năm qua cho thấy, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong thi đua thực hiện phong trào "Dân vận khéo” đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên và Nhân dân.
Trên lĩnh vực kinh tế triển khai thực hiện các mô hình, điển hình trong sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi cá lồng ở các xã: Nánh Nghê, Hiền Lương, Mường Chiềng; chăn nuôi lợn bản địa tại xã Đồng Chum, Giáp Đắt; trồng rừng tại xã Giáp Đắt, Tân Minh, Tân Pheo… Qua đó tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong các phong trào thi đua phát triển KT-XH, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đô thị văn minh, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện.
Các mô hình "Dân vận khéo” ở lĩnh vực văn hóa - xã hội đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Xây dựng gia đình, cơ quan, đơn vị, khu dân cư văn hóa, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt nếp sống văn minh, văn hóa trong cộng đồng dân cư. Nhiều mô hình mới như: "Thắp sáng làng quê”, khu dân cư kiểu mẫu, thu gom rác thải… tiếp tục được triển khai, nhân rộng, có tính xã hội hoá cao, hiệu ứng xã hội tích cực, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm của cộng đồng dân cư.
Phong trào thi đua "Dân vận khéo” trong lĩnh vực QP-AN được triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú. Việc nhân rộng các mô hình tự quản về ANTT trong Nhân dân được quan tâm, góp phần tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở khu dân cư.
Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị, phong trào thi đua "Dân vận khéo” được cụ thể hóa bằng việc tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tiêu biểu như giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
Dương Liễu
(HBĐT) - Chiều 16/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung Kỳ họp thường lệ giữa năm 2023, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và các ban, ngành chức năng.
(HBĐT) - Sáng 16/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị phối hợp công tác chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các ban, sở, ngành liên quan.
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, ngày 2/1/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội (CT-XH) tỉnh”, hoạt động của MTTQ, các đoàn thể CT-XH trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét về vị trí, vai trò trong hệ thống chính trị; phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
(HBĐT) - Thứ Bảy cuối tuần, ông Quách Văn Quân, thôn Cui, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) vẫn đến UBND xã làm thủ tục khai sinh cho cháu ngoại. Tại đây, ông được đoàn viên thanh niên (ĐVTN) nhiệt tình hướng dẫn làm thủ tục. Rất nhanh chóng, hồ sơ của ông được hoàn thiện và nộp tại bộ phận "một cửa” của xã.
Đến nay, thành phố đã ủy quyền hơn 500 thủ tục hành chính. Những kết quả đạt được có thể đo lường bằng sự hài lòng của người dân thành phố.
Ngày 15/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã chủ trì hội đàm giữa Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn đại biểu Đảng Cách mạng (CCM) cầm quyền tại Tanzania do ngài Abdulrahman Omar Kinana, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Đảng Cách mạng dẫn đầu.