(HBĐT) - Cuối tháng 6, chúng tôi về thăm xóm Bui, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn. Nhờ bàn tay khéo léo, chăm chỉ của những người phụ nữ Mường nơi đây, nhiều sản phẩm thủ công đẹp mắt đã ra đời. Công việc này có thể tận dụng thời gian lúc nhàn rỗi, giúp có thêm thu nhập và từng bước hình thành nghề phụ cho bà con nơi đây. Ngay trên mảnh đất Mường Vang này, bà con dân tộc Mường đã giữ gìn và phát huy được nhiều nghề phụ như dệt vải, đan lát. Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả cũng được hình thành và nhân rộng. Có được kết quả đó một phần phải nói đến hiệu quả của công tác dân vận khéo trong phát triển kinh tế.



Nhiều gia đình ở xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) phát triển nghề mây tre đan, góp phần tăng thu nhập. 

Tỉnh Hòa Bình, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm 74,43% dân số. KT-XH vùng DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa mang tính hàng hóa; thu nhập bình quân đầu người mới bằng 40 - 45% thu nhập bình quân của cả tỉnh; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo cao. Thực tế này đòi hỏi cần làm tốt hơn nữa công tác dân vận trong vùng ĐBDTTS.

Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã  đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác dân tộc thông qua việc triển khai các chương trình, chính sách, dự án về đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy KT-XH vùng ĐBDTTS. Từ đó ý thức, trách nhiệm của người dân vùng ĐBDTTS đối với phát triển KT-XH tạo sự chuyển biến tích cực và tăng cường sự đồng thuận, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

 Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh cho biết: Hệ thống dân vận các cấp đã tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành; kịp thời nắm bắt và tham mưu cấp ủy xử lý những vấn đề bức xúc, phức tạp ở vùng ĐBDTTS trên địa bàn. Thường xuyên cử cán bộ bám sát cơ sở, coi trọng công tác xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín vùng ĐBDTTS. Đến nay, toàn tỉnh có 1.276 người có uy tín trong ĐBDTTS. Đây là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cơ quan, ban, ngành đã có các chương trình, kế hoạch phối hợp với các đơn vị LLVT tổ chức các tổ, đội công tác tăng cường về cơ sở, nhất là các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng sâu, vùng xa để bám sát địa bàn, gần gũi với nhân dân, nắm tình hình, tuyên truyền, vận động ĐBDTTS thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bám sát nhiệm vụ công tác dân tộc, đặc biệt là tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn các xóm, xã thuộc diện ĐBKK. Đến nay, toàn tỉnh có 73 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 56,58% (trong đó có 8 xã ĐBKK); có 123 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Phát triển KT - XH gắn với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, kiên cố hóa công trình giao thông, hệ thống điện lưới, công trình thủy điện ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện bằng những việc làm cụ thể. Triển khai đầy đủ các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS như chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư...

Chỉ đạo lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng ĐBDTTS và miền núi. Qua đó đã thúc đẩy ý chí tự lực, tự cường và sự năng động sáng tạo của đồng bào các DTTS trong xây dựng các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế phù hợp giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Hỗ trợ xây dựng một số mô hình liên kết sản xuất, chuỗi giá trị trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao như: Mô hình liên kết trong sản xuất cây gai xanh để làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp dệt may tại các huyện: Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu với diện tích trên 300 ha, thu nhập trên 150 triệu đồng/ha; mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên cây bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc, thu nhập trên 350 triệu đồng/ha; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu mía ăn tươi cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu bưởi đỏ ở Tân Lạc, bưởi diễn ở Yên Thủy... thu nhập trên 350 triệu đồng/ha… Từ đó nâng cao nhận thức của ĐBDTTS về phát triển KTXH, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Một bộ phận người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước;  nhiều hộ đã tự lực vươn lên; tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh giảm bình quân khoảng 3%/năm.


Dương Liễu

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục