Trong chiến dịch Việt Bắc Thu–Đông 1947, chiến thắng Khe Lau là một trong những trận thắng giòn giã trên mặt trận sông Lô. Dòng sông Lô mãi đi vào lịch sử, minh chứng sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Bộ đội qua sông Lô truy kích địch trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947. (Ảnh tư liệu)

Bộ đội qua sông Lô truy kích địch trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947. (Ảnh tư liệu)

Khe Lau là nơi giao nhau giữa sông Gâm và sông Lô thuộc địa phận xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây còn có nhiều tên gọi khác là ngã ba Luồng, Cửa Sông hoặc Hòn Lau. Với địa hình hiểm trở, cả hai bờ sông đều có những đồi lau rậm rạp và ở gần chân núi đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta phục kích đánh địch.

Chiến thắng Khe Lau – Vang mãi bản hùng ca sông Lô ảnh 1

Bia di tích chiến thắng Khe Lau.

Từ ngày 3/11/1947, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang bằng cả đường thủy lẫn đường bộ.

Bộ đội Trung đoàn 112 cắt rừng vượt về Yên Nguyên phối hợp cùng dân quân, du kích địa phương lập một trận địa phục kích từ chân đèo Gà tới cầu Cả. Pháo binh được điều gấp từ Yên Bình về bố trí phục kích tàu chiến địch ở Hòn Lau.

Lúc 14 giờ ngày 10/11/1947, đoàn tàu của địch gồm 2 chiếc LCT, 1 ca-nô chở 200 lính Âu-Phi từ Chiêm Hóa chạy về tới Hòn Lau. Pháo binh của ta dồn dập nhả đạn. Cả 2 chiếc LCT của địch đều bị trúng đạn, bốc cháy. Chiếc ca-nô của địch tháo chạy nhưng cũng bị trúng đạn. Lính Pháp chạy lên bờ liền bị dân quân, du kích nổ súng tiêu diệt.

Trận Khe Lau diễn ra hơn 1 giờ đồng hồ, quân ta đã tiêu diệt hơn 200 tên lính địch, bắn chìm 2 tàu chiến, 1 ca-nô. Chiến thắng Khe Lau, được đánh giá là 1 trong 10 trận đánh lớn trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông năm 1947.

Chiến thắng Khe Lau – Vang mãi bản hùng ca sông Lô ảnh 2

Ảnh chụp từ trên cao địa điểm nơi diễn ra trận đánh Khe Lau ngày 10/11/1947.

Cố Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca từng khẳng định, trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông năm 1947, Tuyên Quang đã đóng góp vào chiến thắng trên mặt trận sông Lô bằng 2 trận đánh. Trận đầu là trận Bình Ca và trận cuối cùng là trận Khe Lau.

Bác Hồ đã nói "địch mạnh ở hai gọng kìm, ta bẻ gãy thì cái ô mà chúng chụp xuống Việt Bắc sẽ cụp thành ô rách”.

Quân và dân Tuyên Quang đã góp phần bẻ gãy cánh quân đường thủy của Pháp, đóng góp rất lớn vào chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông năm 1947. Đập tan ý đồ chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài để đối phó với ta, góp phần đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta sang một thời kỳ mới. Với thắng lợi này, lực lượng vũ trang của ta ngày càng trưởng thành, căn cứ địa Việt Bắc đã trở thành biểu tượng của niềm tin và chiến thắng.

Chiến thắng Khe Lau – Vang mãi bản hùng ca sông Lô ảnh 3

Quân ta thu được nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của quân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947.

Không thực hiện được âm mưu, thực dân Pháp buộc phải rút khỏi Việt Bắc, trong quá trình rút chạy chúng bị quân ta chặn đánh tiêu hao nhiều sinh lực. Giữa tháng 12/1947, Tuyên Quang sạch bóng quân xâm lược.

Trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947, quân và dân Tuyên Quang đã đánh 48 trận trong đó có 30 trận độc lập tác chiến, 18 trận phối hợp với bộ đội chủ lực, tiêu diệt 1.300 tên địch, bắn cháy, bắn hỏng 10 ca-nô, tàu chiến, phá hủy 1 máy bay, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.

Quân và dân Tuyên Quang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu hao sinh lực địch, góp phần bảo vệ an toàn, bí mật nơi ở của Bác Hồ, các cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.

Chiến thắng Khe Lau – Vang mãi bản hùng ca sông Lô ảnh 4

Bia ghi dấu địa điểm diễn ra Lễ mừng chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông 1947 tại phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang.

Ngày 23/12/1947, tại thị xã Tuyên Quang đã diễn ra lễ mừng chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông 1947 và vinh dự được đồng chí Võ Nguyên Giáp – Tổng chỉ huy Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ Việt Nam thay mặt Chính Phủ tuyên dương công trạng quân dân Việt Bắc.

Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


“Cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân

(HBĐT) - Ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu), không ai không biết đến ông Sùng A Tô, bởi ông là người có uy tín (NCUT) được dân quý, dân tin...

Hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, chú trọng luân chuyển cán bộ và đã đạt được kết quả tích cực. Cán bộ được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện luân chuyển từ xã lên huyện, từ huyện về xã được rèn luyện, thử thách trong môi trường mới, trưởng thành, bước đầu tạo hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hạ viện Indonesia gặp gỡ báo chí

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Indonesia, trưa 4/8, tại trụ sở Hạ viện Indonesia, sau lễ đón, hội đàm và ký thỏa thuận hợp tác, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hội đồng Đại biểu nhân dân (Hạ viện) Indonesia Puan Maharani đồng chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí hai nước thông báo kết quả hội đàm.

Đại hội Công đoàn huyện Lạc Thủy lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 - 2028

(HBĐT) - Trong 2 ngày 3 - 4/8, Công đoàn huyện Lạc Thủy tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Xã An Bình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Đảng bộ xã An Bình (Lạc Thuỷ) tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện. Qua đó nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.

Yêu cầu Philippines xử lý nghiêm vụ phá hoại Quốc kỳ Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, hành động phá hoại lá Quốc kỳ Việt Nam là xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam và cần phải bị lên án nghiêm khắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục