Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được cán bộ hướng dẫn chu đáo.

Thẳng thắn phê bình

Công dân Bùi Thị Bích Đào trú tại tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) có đơn đề nghị xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho gia đình bà. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giao UBND huyện Lương Sơn xem xét, giải quyết dứt điểm xong trước ngày 15/3/2023. Ngày 13/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục có Công văn số 5855/VPUBND-TCD chỉ đạo, giao UBND huyện Lương Sơn thực hiện các trình tự, thủ tục để cấp GCNQSDĐ cho gia đình bà Đào theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do UBND huyện Lương Sơn chậm giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) có liên quan, công dân tiếp tục có đơn vượt cấp đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết. Trước sự chậm trễ trên, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã phê bình, yêu cầu UBND huyện Lương Sơn kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thẳng thắn phê bình các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tình trạng chậm trễ trong việc tham mưu, xử lý, giải quyết đơn thư kiến nghị của công dân. Như đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh phê bình Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về việc chậm xử lý, giải quyết đơn thư kiến nghị của công dân Hoàng Công Tuần, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) liên quan đến quyết định giao đất cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các hộ, gây bức xúc cho người dân; phê bình Chủ tịch UBND TP Hòa Bình chậm trễ trong việc giao đất làm nhà ở cho bà Nguyễn Thị Phương Lâm tại khu tái định cư đường Trần Quý Cáp, phường Tân Hòa...

Ngoài ra, thời gian qua, UBND tỉnh liên tục có văn bản đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh việc giải quyết TTHC. Như tại Công văn số 8981/VPUBND-KTN, ngày 16/10/2023 của Văn phòng UBND tỉnh thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương cần phải chấn chỉnh việc giải quyết TTHC, nhất là các TTHC liên quan đến đất đai. Công văn nêu rõ, công tác cải cách hành chính, trong đó có TTHC về đất đai tại một số địa phương còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Vẫn còn tình trạng xử lý hồ sơ giải quyết TTHC về đất đai gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan giải quyết TTHC còn xảy ra, gây khó khăn, chậm trễ cho người dân, doanh nghiệp.

Để chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, cơ quan hành chính (CQHC) Nhà nước có liên quan kiểm soát chặt chẽ quy trình, thời hạn giải quyết TTHC đảm bảo rõ người, rõ trách nhiệm, rõ việc, rõ thời gian giải quyết. Trong đó tăng cường kỷ cương, kỷ luật, lề lối làm việc, thái độ, tác phong ứng xử của công chức, viên chức (CCVC) khi thực thi nhiệm vụ nhằm hạn chế tối đa tiêu cực có thể xảy ra...    

"Điểm mặt, chỉ tên” đơn vị, cán bộ chậm xử lý hồ sơ thủ tục hành chính

Thời gian qua, ngoài việc đôn đốc, xử lý cán bộ có sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết hồ sơ TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp thì việc "điểm mặt, chỉ tên”, nêu đích danh đơn vị, cán bộ chậm xử lý hồ sơ TTHC được xem là một trong những biện pháp cứng rắn để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các CQHC Nhà nước. Đồng chí Bùi Quang Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho rằng: Đây chính là giải pháp, biện pháp cần thiết để mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ, CCVC trong các CQHC Nhà nước có ý thức, trách nhiệm hơn trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.

Cùng chung quan điểm trên, đồng chí Hà Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho rằng: Việc "chỉ tên” các cơ quan, đơn vị, CCVC còn chậm chễ trong việc xử lý TTHC không chỉ là sự đôn đốc, nhắc nhở, mà còn là sự cảnh báo nghiêm túc về chức trách, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ khi được giao thực hiện nhiệm vụ giải quyết TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Ở đây, các đơn vị, CQHC Nhà nước hay cán bộ, CCVC khi bị "điểm mặt, chỉ tên” nhắc nhở rõ ràng là  không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Điều này làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của các CQHC Nhà nước trong thực hiện, giải quyết TTHC; làm mất uy tín của cơ quan quản lý Nhà nước với Nhân dân.

Thời gian qua, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Văn phòng UBND tỉnh định kỳ hàng tháng rà soát, tổng hợp, thông báo danh sách đơn vị, địa phương, cá nhân để xảy ra tình trạng chậm, muộn hoặc nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC, phục vụ cho công tác quản lý, đánh giá cán bộ, CCVC theo quy định. Thông qua trích xuất dữ liệu trên Cổng Dịch vụ công tỉnh, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, tính riêng trong tháng 9/2023, toàn tỉnh tiếp nhận 43.910 hồ sơ, đã giải quyết 32.052 hồ sơ (giải quyết đúng, trước hạn 32.013 hồ sơ, đạt 99,87%); quá hạn 39 hồ sơ, chiếm 0,12%; đang giải quyết 11.858 hồ sơ (quá hạn 11 hồ sơ). Đối với cấp tỉnh có 1 cơ quan giải quyết quá hạn 24 hồ sơ là Sở TN&MT, gồm 20 hồ sơ của các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ), 4 hồ sơ của các VPĐKĐĐ liên thông với Phòng TN&MT các huyện: Lạc Thủy, Cao Phong, Lạc Sơn, Đà Bắc. Đối với UBND cấp huyện có 1 địa phương giải quyết quá hạn 2 hồ sơ là huyện Kim Bôi. Đối với UBND cấp xã, có 8 địa phương giải quyết quá hạn 13 hồ sơ, gồm: xã Đông Lai (Tân Lạc) 1 hồ sơ; xã Cun Pheo (Mai Châu) 2 hồ sơ; xã Tú Sơn và Đú Sáng (Kim Bôi) mỗi xã 1 hồ sơ; xã Hưng Thi (Lạc Thủy) 4 hồ sơ; xã Tú Lý (Đà Bắc) 2 hồ sơ; xã Liên Sơn (Lương Sơn) 1 hồ sơ; thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) 1 hồ sơ.

Cùng với đó, cơ quan chức năng đã nêu đích danh 24 cán bộ, CCVC xử lý hồ sơ trễ hạn ở 1 sở, 4 huyện và 8 xã thuộc 7 huyện. Trong đó có 1 Giám đốc VPĐKĐĐ cấp tỉnh; 2 lãnh đạo cấp phòng cấp huyện và 1 chủ tịch, 3 phó chủ tịch cấp xã để xảy ra tình trạng xử lý hồ sơ chậm, muộn. 


Mạnh Hùng

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục