Sáng 7/11, tiếp tục phần chất vấn đối với lĩnh vực nội chính, tư pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải đáp câu hỏi liên quan đến chính sách tiền lương đối với đội ngũ không phải công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước và vị trí việc làm.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời tại phiên chất vấn. Ảnh: PT

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội là sẽ sớm giải quyết tình trạng một số cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, nhưng chưa được giao biên chế công chức.

"Với trách nhiệm của mình trong thời gian qua, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết đã có đề xuất như thế nào để giải quyết về vấn đề trên? Việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho đội ngũ này sẽ được thực ra sao trong thời gian tới?", đại biểu Thu Nguyệt hỏi. 

Đại biểu Phạm Thị Kiều, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cũng chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nói chung và trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, việc xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong thời gian tới?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực tế này đang tồn tại ở một số cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng biên chế viên chức thuộc các khối như quản vụ, kiểm lâm của các vườn quốc gia, thanh tra giao thông, chăn nuôi thú ý, kiểm dịch động vật... Đây là điều tồn tại từ trước khi hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Tổng số viên chức này đến thời điểm 31/12/2022 là 7.191 người. Khi báo cáo với Ban Chỉ đạo về quản lý biên chế, Bộ đã báo cáo thực tế này và cần chuyển vị trí viên chức thành công chức để đảm bảo quyền lợi, chế độ.

Sau Kỳ họp thứ 4, Bộ đã báo cáo với Ban Cán sự Đảng Chính phủ để báo cáo với Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế, hiện nay, Ban Chỉ đạo trung ương đang xem xét điều chuyển số viên chức này, đang thực hiện chức năng quản lý Nhà nước để trả lại thành công chức, thực hiện đúng chính sách cho các đối tượng. Tới đây, Bộ sẽ đề nghị với Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế giải quyết nhanh để đảm bảo được việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước.  

Về việc xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương nói riêng, cho quản lý, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, xác định chức nghiệp công vụ nói chung, Bộ trưởng cho biết đây là nhiệm vụ quan trọng. Trước hết, để cải cách tiền lương, thời điểm này, Bộ đã hoàn thành xong được danh mục vị trí việc làm. Về cơ bản, từ năm 2016 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm, nhưng chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo đầy đủ, khoa học, căn cơ.  

Thực hiện Nghị định số 62/CP, Nghị định 106/CP của Chính phủ, các cơ quan đang sắp hoàn thiện toàn bộ các nội dung, qua đó đảm bảo triển khai đồng bộ, toàn diện trong hệ thống hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, cần có sự chỉ đạo thống nhất để đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống chính trị.

Đối với Quốc hội, Ban Công tác đại biểu sẽ triển khai công tác này, đảm bảo việc xây dựng vị trí việc làm để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm có thể đáp ứng được tinh thần triển khai chính sách cải cách tiền lương.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục