Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Thuỵ Sĩ, chiều 22/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành.


Phiên thảo luận toàn thể với chủ đề "ASEAN: Gắn kết để vươn xa". Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Myanmar Julie Bishop và Chủ tịch Tập đoàn Mastercard Merit Janow.

Tại Phiên thảo luận, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã chia sẻ 3 ưu tiên lớn trong năm Chủ tịch ASEAN 2025: Đảm bảo hạ tầng năng lượng cho khu vực, đặc biệt là năng lượng xanh và năng lượng thay thế; Thúc đẩy kết nối trong ASEAN, đặc biệt ưu tiên khai thác thế mạnh của trí tuệ nhân tạo và Ứng phó biến đổi khí hậu.

Các diễn giả đều đánh giá cao vai trò, vị thế và triển vọng phát triển của ASEAN. ASEAN không chỉ khẳng định là một khu vực đầy sức sống kinh tế, một trong những đầu tàu tăng trưởng toàn cầu mà còn đang đứng trước cơ hội tiên phong chuyển mình vào kỷ nguyên thông minh. Ưu thế đặc biệt của ASEAN chính là tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp đến từ thế hệ trẻ, một "thế hệ số” được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới của khu vực, giúp ASEAN không thỏa mãn với những thành công của hiện tại.

Chia sẻ với tư cách được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trong ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định "kỷ nguyên thông minh” đặt ra nhiều thách thức to lớn song đó là con đường tất yếu. Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với một tâm thế tham vọng, sẵn sàng "nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực mới để tạo đột phá cho tăng trưởng của khu vực.

Chia sẻ tầm nhìn của mình về ASEAN trong tương lai, Thủ tướng nhấn mạnh trong kỷ nguyên thông minh, một ASEAN thành công cần đảm bảo vững chắc 6 yếu tố: về chính trị an ninh phải hòa bình, ổn định, không có chiến tranh; về kinh tế phải phát triển nhanh và bền vững; về văn hóa cần thúc đẩy sự thống nhất trong đa dạng, vừa phát triển bản sắc ASEAN, vừa giữ gìn bản sắc của từng thành viên; về môi trường phải đảm bảo việc khai thác và sử dụng bền vững, bảo vệ môi trường cho các thế hệ sau; về xã hội cần đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển bao trùm và không bỏ ai lại phía sau. Để vững bước trong kỷ nguyên thông minh, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh Việt Nam không thể phát triển ở tốc độ trung bình như thông thường.


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận toàn thể. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ nêu bật quyết tâm của Việt Nam phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và số hóa thông qua 3 ưu tiên chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Về thể chế, Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cùng một số luật, quy định để cung cấp khuôn khổ pháp lý và khuôn khổ thể chế thúc đẩy hệ sinh thái khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia. Về hạ tầng, Việt Nam sẽ phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nhất là cơ sở dữ liệu số như một cốt lõi của tăng trưởng.

Về nhân lực, Việt Nam sẽ chuẩn bị lực lượng lao động chất lượng, tập trung vào các ngành công nghiệp mới nổi như chuyển đổi xanh và số hóa, số hóa, kinh tế tri thức, tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh, đặc biệt là về toán học và tư duy logic.

Thủ tướng kêu gọi sự hợp tác, kết nối giữa ASEAN và toàn cầu, giữa Việt Nam và các quốc gia trong ASEAN để cùng phát triển, cùng tiến lên để khai thác trí tuệ thế giới phục vụ mục tiêu phát triển chung.

Về vấn đề Myanmar, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ niềm tin vững chắc rằng với sự đoàn kết, thống nhất vì mục tiêu chung của mình, ASEAN sẽ góp phần giúp hòa bình, ổn định và hạnh phúc sớm quay lại với người dân Myanmar.

Những chia sẻ thẳng thắn, nhận định sâu sắc của Thủ tướng Phạm Minh Chính về tầm nhìn và chiến lược của ASEAN trong tương lai đã nhận được sự hưởng ứng và đồng tình từ diễn giả cũng như đông đảo đại biểu.

* Đây là hoạt động cuối cùng của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị WEF 55. Tối cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thuỵ Sĩ lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc, tham dự Hội nghị WEF 55 và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.


Theo TTXVN

Các tin khác


Đảng bộ xã Hợp Tiến tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Ngày 21/1, Thường trực Đảng ủy xã Hợp Tiến (Kim Bôi) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2025 -2030.

Củng cố và nâng tầm quan hệ song phương giữa Việt Nam và Thuỵ Sĩ

Chiều 21/1, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF Davos lần thứ 55 và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Litva

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF Davos lần thứ 55 và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ, tối 21/01, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc gặp Thủ tướng Litva Gintautas Paluckas để trao đổi về hợp tác song phương và các vấn đề cùng quan tâm.

Huyện Lương Sơn: Kỹ lưỡng, bài bản trong công tác chuẩn bị Đại hội Đảng

Tính đến thời điểm này, công tác tổ chức đại hội điểm chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn huyện Lương Sơn đã hoàn thành cơ bản. Theo đánh giá sơ bộ, các đại hội chi bộ điểm được tổ chức trang trọng, đúng quy định, nội dung đảm bảo; nhân sự được bầu đúng, trúng dự kiến. Các đảng bộ đã tiến hành họp, rút kinh nghiệm cho việc tổ chức đồng loạt đại hội chi bộ, đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch. Là đảng bộ được tỉnh chọn tổ chức đại hội điểm Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) cấp huyện, công tác chuẩn bị Đại hội Đảng (ĐHĐ) các cấp được huyện Lương Sơn thực hiện kỹ lưỡng, bài bản; đảm bảo đúng quy trình, quy định.

Mặt trận Tổ quốc xã Thượng Cốc: Tăng cường vận động đoàn kết dân tộc, tôn giáo

Xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) có trên 9.000 dân, 2 dân tộc Mường, Kinh cùng sinh sống tại 14 xóm. Trong đó, xóm Đồng Tâm có 16 hộ dân theo đạo Công giáo và một số hộ theo đạo Phật. Việc triển khai, thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhận được sự hưởng ứng của đồng bào tôn giáo và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, góp phần củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 đến nay, Việt Nam và Séc đã xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp trên cơ sở tin cậy, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục