Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra chiều 22/4, tại Nhà Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong không khí cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ tổ chức Hội nghị để trao đổi, thống nhất chỉ đạo nội dung, chương trình và cách thức tiến hành Kỳ họp thứ 9 nhằm bảo đảm Kỳ họp diễn ra thông suốt với chất lượng, hiệu quả cao nhất, đạt được sự đồng thuận, thống nhất, đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 5/5/2025, được chia thành 2 đợt để xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung có tính cấp thiết, quan trọng vừa được Trung ương thống nhất chủ trương tại Hội nghị lần thứ 11. Trên cơ sở kết quả chuẩn bị các nội dung của Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã triệu tập Kỳ họp thứ 9; gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như: sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, tinh gọn bộ máy, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước không bị vướng mắc, gián đoạn, ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan của Quốc hội sẵn sàng tiến hành xem xét nội dung khác do Chính phủ đề nghị để bổ sung vào chương trình Kỳ họp nếu thực sự cấp thiết.
Về dự kiến nội dung Kỳ họp thứ 9, đến nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền về lập hiến; 45 nội dung về lập pháp (thông qua 31 luật, 8 nghị quyết quy phạm pháp luật và cho ý kiến về 6 dự án luật khác); 14 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 8 nhóm nội dung gửi báo cáo đến đại biểu Quốc hội.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo về việc đề xuất bổ sung nội dung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn trình bày Báo cáo bổ sung một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sau đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ và các đại biểu tham dự Hội nghị đã thảo luận, thống nhất nội dung chỉ đạo về Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội trong quá trình chuẩn bị Kỳ họp thứ 9; khẳng định Chính phủ sẽ nỗ lực tối đa, lắng nghe và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp để Kỳ họp đạt kết quả tốt nhất. Đây là Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; thời gian chuẩn bị Kỳ họp ngắn, khối lượng công việc lớn, yêu cầu chất lượng cao, do đó đặt ra nhiều thách thức về tiến độ và chất lượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng thành pháp luật của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Thủ tướng cho biết, tại Kỳ họp này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội nhiều dự án luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các dự án và tạo động lực tăng trưởng; đồng thời, khẳng định, các nội dung trình Quốc hội đã được cân nhắc kỹ lưỡng, trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu. Thủ tướng tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo của Đảng, sự thống nhất của Chính phủ, sự đồng lòng của Quốc hội, sự ủng hộ của nhân dân, Kỳ họp thứ 9 sẽ thành công tốt đẹp.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội ghi nhận sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan hữu quan với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 9.
Nêu rõ thời gian từ nay đến ngày khai mạc Kỳ họp không còn nhiều, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng ủy Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua. Tại Hội nghị này, hai bên đã cơ bản đồng thuận, thống nhất cao về các nhóm vấn đề với tinh thần đồng hành, chia sẻ cao nhất để hoàn thành trọng trách lịch sử của đất nước.
Đối với một số dự án luật, dự thảo nghị quyết Chính phủ đề nghị bổ sung vào chương trình Kỳ họp thứ 9, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ tài liệu gửi các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 4/2025 và gửi đại biểu Quốc hội để có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến thảo luận.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, bảo đảm sự thống nhất và chất lượng nội dung cao nhất trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua. Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trước, trong và sau Kỳ họp; bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để đại biểu Quốc hội, cử tri hiểu rõ và đồng thuận với những quyết sách của Quốc hội; tiếp tục lan tỏa sâu rộng về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Văn phòng Quốc hội có các hình thức thông tin, truyền thông chuyên nghiệp, đầy đủ, kịp thời đến cử tri và nhân dân về Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Theo TTXVN
Sáng 22/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước (NSNN); quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (DN); quản lý DN và công tác quy hoạch tại Sở Tài chính. Tham dự có lãnh đạo một số ban, sở, ngành và DN trên địa bàn tỉnh.
Bài 2 - Cải cách hành chính - gỡ nút thắt, mở cánh cửa phát triển
8,96% - đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Hòa Bình trong năm 2024, đứng thứ 11 cả nước. Khép lại năm 2024, Hòa Bình vươn lên vị trí 25/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tăng 29 bậc so với năm 2020; Chỉ số cải cách hành chính (CCHC - Par Index) tăng 16 bậc so với năm 2020. Những con số "biết nói” ấy là minh chứng rõ nét cho nỗ lực thực hiện đột phá chiến lược hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Bởi để phát triển bền vững, không thể chỉ dựa vào những dự án lớn hay dòng vốn đổ về, mà cần hơn hết là một bộ máy đủ nhẹ để vận hành, đủ linh hoạt để điều chỉnh và đủ tâm huyết để phục vụ.
Xã Trung Thành (Đà Bắc) có vị trí chiến lược quan trọng, trong kháng chiến chống Pháp, chiến khu Mường Diềm (thuộc xã Trung Thành) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh Hòa Bình, đóng vai trò quan trọng, tiêu biểu cho xây dựng cơ sở và chuẩn bị lực lượng cùng quân và dân trong tỉnh cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Trung Thành tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần kháng chiến kiến quốc, đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Kết luận hội nghị về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam vào chiều 21/4 tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, giải quyết thông suốt tất cả các phương thức giao thông đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thoát nghèo, phát triển; do đó chúng ta phải quyết tâm thực hiện, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Chiều 21/4, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào dự thảo đề án hợp nhất ba tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Trong hành trình 75 năm lịch sử, Hội Nhà báo Việt Nam đã phát huy vai trò là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp của những người làm báo, đổi mới phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới: là tiếng nói của nhân dân, là diễn đàn của xã hội, tích cực tham gia vào công tác giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.