Sáng 15/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Đảng uỷ Công an Trung ương tổ chức Hội nghị báo cáo viên toàn quốc tháng 4/2025 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố. Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đại diện Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Ban Giám đốc Công an tỉnh, lãnh đạo Báo Hòa Bình và các phòng chức năng Công an tỉnh.


Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình.

Tại hội nghị, lãnh đạo Đảng uỷ Công an Trung ương đã thông tin về truyền thống lực lượng công an, hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Lực lượng Công an nhân dân ra đời trong khí thế sục sôi của ngày khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội, 19/8/1945 trong cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Cùng với việc đập tan các cơ quan đàn áp của địch và thiết lập chính quyền cách mạng, ở các tỉnh Bắc Bộ đã lập Sở Liêm phóng và Sở Cảnh sát; Trung Bộ lập Sở Trinh sát; Nam Bộ lập Quốc gia tự vệ cuộc. Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 23/SL hợp nhất các Sở Cảnh sát và Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ. Tuy tên gọi ở ba miền khác nhau, nhưng các tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân đều có chung nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Phát huy truyền thống, lực lượng Công an nhân dân ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nghiêm chỉnh thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, chung sức, đồng lòng vượt qua mọi thách thức; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cấp, ngành, gắn bó máu thịt với nhân dân, quyết tâm xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; xây dựng lực lượng Công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.


P.V

Các tin khác


Từ 1/7/2025: Cả nước sẽ không còn quận, huyện

Từ ngày 1/7/2025, cả nước sẽ không còn tổ chức chính quyền cấp quận, huyện. Một thay đổi lớn trong bộ máy hành chính, hướng tới phục vụ người dân tốt hơn.

Hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh, cấp xã thuộc diện hợp nhất, sáp nhập

Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, Thường trực Ban Bí thư sẽ cho ý kiến về phương án nhân sự lãnh đạo của các địa phương, trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chiều 14/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18

Chiều 14/4/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để triển khai Kế hoạch về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: "Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Khai mạc phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 44.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục