Tính đến cuối tháng 6, Đảng bộ Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Hòa Bình có 8 chi bộ trực thuộc với 60 đảng viên. Thời gian qua, Đảng ủy phát huy vai trò hạt nhân chính trị, phối hợp Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và toàn đơn vị quán triệt, thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp; nghị quyết, chương trình hành động của các cấp ủy đảng; chỉ thị, kế hoạch của Viện trưởng Viện KSND tối cao; tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh triển khai công tác tới các phòng nghiệp vụ.
Đảng ủy Viện KSND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt phương châm "Đoàn kết, trách nhiệm - kỷ cương, liêm chính - bản lĩnh, hiệu quả”, đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu công tác của Quốc hội, của ngành giao với mục tiêu: Tiếp tục giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trước hết từ trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Viện KSND hai cấp nắm vững pháp luật, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị vững vàng; tăng cường trách nhiệm công tố, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật; thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát, thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của Viện KSND trong giai đoạn hiện nay.
Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Viện KSND tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra. Trong 5 năm qua, Cơ quan điều tra cấp tỉnh đã bắt, tạm giữ 771 người; tạm giam 3.092 người. Quá trình kiểm sát điều tra không có trường hợp nào để quá hạn điều tra hoặc đình chỉ điều tra vì không phạm tội. Các trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý của Cơ quan điều tra đều đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Viện KSND tỉnh đã thụ lý kiểm sát điều tra 515 vụ án hình sự các loại với 1.111 bị can, Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra đề nghị truy tố 405 vụ/1.025 bị can...
Công tác cải cách tư pháp có nhiều tiến bộ, sự phối hợp giữa các ngành, nhất là các cơ quan tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh ngày càng chặt chẽ. Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hạn chế được sai sót, vi phạm trong quá trình tiến hành tố tụng. Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, xử lý các "điểm nóng” ngày càng có kết quả tốt hơn.
Công tác tổ chức cán bộ được xác định là khâu then chốt, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định chất lượng, hiệu quả công tác của Viện KSND hai cấp. Đảng ủy phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo cơ quan trong công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ hàng năm. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, tinh thần thượng tôn pháp luật, ý thức giữ gìn uy tín, hình ảnh của ngành. Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên được đổi mới, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, bước đầu khắc phục bệnh thành tích, tính hình thức. Kết quả đánh giá xếp loại đảng viên hàng năm có trên 98,2% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 20% đảng viên trở lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Liên tục 5 năm qua, Đảng bộ Viện KSND tỉnh được Đảng ủy Khối công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn Đảng bộ kết nạp được 7 đảng viên (vượt chỉ tiêu 2 đảng viên).
Đồng chí Cao Viết Lực, Phó Bí thư Đảng ủy Viện KSND tỉnh cho biết: Đảng bộ Viện KSND tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch công tác theo tinh thần cải cách tư pháp; lãnh đạo các tổ chức đoàn thể vững mạnh. Coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống, nêu cao tính tiền phong gương mẫu, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đinh Thắng
NGUYỄN PHI LONG
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy
Từ ngày 01/7/2025, Hòa Bình cùng với Phú Thọ, Vĩnh Phúc sẽ chính thức về chung một nhà. Theo lời của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm: "Ba tỉnh - 3 đặc điểm riêng đang từng bước hội tụ trong một chỉnh thể thống nhất, hòa quyện về địa lý, lịch sử, văn hóa, dân cư và cơ cấu kinh tế. Sự gắn kết giữa đồng bằng công nghiệp - trung du lịch sử - miền núi sinh thái không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về mặt địa giới hành chính mà còn mở ra cơ hội hình thành một mô hình phát triển đa trung tâm, tích hợp cao, vừa bảo đảm tính kế thừa truyền thống, vừa hướng đến tương lai hiện đại”. Hân hoan trước ngày về đất Tổ, đồng thời chúng ta cũng trân trọng lưu giữ chặng đường 139 năm hình thành và phát triển đầy tự hào của tỉnh Mường Hòa Bình.
Bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025. Chính phủ đã có nhiều giải pháp cụ thể để hoạt động, vận hành thông suốt, không để khoảng trống trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khi trao đổi với báo chí sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV là Kỳ họp dài nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay với khối lượng công việc rất lớn, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Đặng Bích Ngọc, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh về hoạt động của Đoàn tại Kỳ họp họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.
Tại huyện Đà Bắc, thực hiện việc sáp nhập xã Tân Minh vào xã Cao Sơn theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, bộ máy chính quyền xã Cao Sơn mới đã khẩn trương chuẩn bị các điều kiện làm việc tại trụ sở mới và vận hành thử nghiệm theo tiến độ chung. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo phục vụ nhân dân một cách chuyên nghiệp, thông suốt.
Sau 3 năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Lạc Sơn giảm xuống gần 10%. Toàn huyện có 287 căn nhà mới mọc lên thay cho những mái tranh tạm bợ; gần 5.000 hộ dân lần đầu được dùng nước sạch, 73 tuyến đường được mở... Từ địa bàn có tới 214 xóm đặc biệt khó khăn vào năm 2020, đến nay Lạc Sơn đã đưa 86 xóm và 4 xã thoát khỏi diện này. Ẩn sau những con số tưởng chừng khô khan là câu chuyện về cách một huyện miền núi nghèo đã từng bước chuyển hóa Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), củng cố niềm tin của người dân vào tương lai và chứng minh một điều: khi chính sách đúng thì đời sống đổi thay.
Những năm qua, Đảng bộ xã Phong Phú (Tân Lạc) tập trung lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 đạt được những kết quả tích cực. Vượt qua nhiều khó khăn, xã đã đạt 16/17 chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra, một số chỉ tiêu quan trọng vượt kế hoạch.