Chủ tịch nước cày đường cày đầu tiên
trong Lễ Tịch điền.

Chủ tịch nước cày đường cày đầu tiên trong Lễ Tịch điền.

Ngày 20-2, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Tết trồng cây trên cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Hà Nam đã phối hợp phát động Lễ trồng cây với chủ đề Trồng cây để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Đến dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Minh Triết - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, các đồng chí Ủy viên TƯ Đảng: Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phạm Khôi Nguyên - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nguyễn Hồng Quân - Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Đinh Văn Cương - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam.

Phát biểu tại Lễ phát động, trong khi khẳng định "những thành quả rất đáng khích lệ" trong trồng rừng và bảo vệ rừng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhận định "chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận việc trồng rừng, bảo vệ rừng còn tồn tại nhiều khó khăn và yếu kém. Cụ thể là, rừng vẫn còn bị phá hoại, ở một số nơi chưa có biện pháp nghiêm khắc để ngăn chặn tình trạng “lâm tặc”, nạn cháy rừng vẫn xảy ra."


Thừa nhận một thực trạng "biến đổi khí hậu diễn ra hết sức phức tạp, không chỉ trên thế giới mà ngay ở nước ta, hàng năm, bão lũ, đặc biệt là lũ ống và lũ quét, đã gây nhiều thiệt hại đối với sinh mạng, tài sản của nhân dân”, Chủ tịch khẳng định: “Bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ hết sức bức bách đối với mỗi người trong chúng ta."
 
                                                                      Theo Báo Nhandan


Chủ tịch nước yêu cầu "các ngành, các cấp đến mỗi người dân phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trồng rừng và bảo vệ rừng; phải làm cho mọi người nhận thức một cách sâu sắc về việc giữ rừng; phải coi giảm nhẹ biến đổi khí hậu là việc làm cần thiết và bức bách để bảo vệ xã hội, bảo vệ chính bản thân mình."


Thông điệp mạnh mẽ của Chủ tịch nước gửi tới toàn dân là "phải làm tất cả những việc có thể làm được để ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường, ngăn chặn nạn “lâm tặc” phá rừng, tàn sát rừng" theo đó, một biện pháp là "tích cực trồng rừng, trồng cây, để mở rộng diện che phủ, bảo vệ môi trường"


Kết thúc bài phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết “kêu gọi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cố gắng chăm lo việc trồng rừng, để bảo vệ môi trường, để phát triển kinh tế, làm cho đất nước ngày càng thêm xanh, sạch, đẹp” và chính thức phát động Lễ trồng cây với chủ đề Trồng cây để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.



Màn diễn vua Lê Đại Hành tại Lễ Tịch điền.


Cùng ngày Chủ tịch nước đã dự Lễ Tịch điền do UBND tỉnh Hà Nam phối hợp Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức tại xã Đọi Sơn - huyện Duy Tiên. Đây là Lễ hội mới được khôi phục nhằm tiếp nối truyền thống của cha ông, cũng để hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.


Theo ghi chép lịch sử, vào năm 987, vua Lê Đại Hành đã “lần đầu cày ruộng tịch điền ở núi Ðọi” và sự kiện này được ghi nhận như là một biểu hiện cho ý thức văn hóa ở một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lúa nước lâu đời.


Trong khi đánh giá vai trò hết sức quan trọng của nông nghiệp trong lịch sử dân tộc cũng như trong sự nghiệp phát triển đất nước ngày nay, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Chúng ta có thể thiếu các phương tiện sinh hoạt nhưng chúng ta không thể thiếu lương thực" đồng thời nhấn mạnh "Trong quá trình tiến lên CNH - HĐH đất nước, chúng ta không thể xem nhẹ mặt trận nông nghiệp và nông thôn."


Chủ tịch nước chỉ rõ "Trung ương đã có nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân", song điều quan trọng là " chúng ta phải làm cho tinh thần của nghị quyết trở nên sống động, biểu hiện qua các thành tựu trong sự phát triển của nông thôn Việt Nam." Và mục tiêu về kinh tế như cha ông chúng ta đã đúc rút “phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt”- là "phải làm sao cho nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ cùng phát triển”.


Chủ tịch cho rằng, ý nghĩa của Lễ tịch điền 2010 không chỉ dừng lại ở một hoạt động văn hóa mang lại niềm vui trong ngày Tết, không chỉ để hưởng ứng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và những ngày lễ lớn trong năm 2010 mà " điều đặc biệt quan trọng là để nhắc nhở mọi người luôn luôn ghi nhớ công ơn của người đi trước, nhớ những vị vua anh minh đã chăm lo cho dân, giúp đỡ nhân dân, chăm lo tổ chức cuộc sống ở nông thôn”.


Chủ tịch nước khẳng định: "Đất nước chúng ta còn nghèo, cuộc sống ở một số nơi còn khó khăn, nhưng với tinh thần, ý chí và khả năng lao động, sáng tạo của toàn dân tộc, nhất định đất nước của chúng ta sẽ đạt tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.


Sau Lễ Khai mạc Lễ Tịch điền Đọi Sơn 2010, đã diễn ra màn diễn mô tả lại hình ảnh vua Lê Đại Hành xưa kia cày ruộng tịch điền. Chủ tịch nước trong bộ trang phục nông dân Việt Nam truyền thống đã cày đường cày đầu tiên trên thửa ruộng phù sa màu mỡ, tiếp theo đó là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn Cao Đức Phát, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam Đinh Văn Cương....


Cũng trong Lễ tịch điền, còn diễn ra các màn múa hát, múa rồng... của các đội văn nghệ quần chúng, đặc biệt có chương trình biểu diễn trống của đội trống xã Đọi Sơn - địa phương nổi tiếng là “xứ sở” sản xuất trống của Việt Nam.

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục