Được hỗ trợ mua máy khâu, chị Lê Thị Chính đã có thu nhập ổn định 500.000đ/tháng phụ giúp thêm gia đình

Được hỗ trợ mua máy khâu, chị Lê Thị Chính đã có thu nhập ổn định 500.000đ/tháng phụ giúp thêm gia đình

(HBĐ) - Năm 2005, một cơn tai biến nhẹ đã làm cho chị Nguyễn Thị Luận ở tổ 25, phường Đồng Tiến, TP Phố Hòa Bình trở thành một người tàn tật, chân tay co quắp và hoàn toàn mất sức lao động. Cũng từ đó, gia đình chị rơi vào hoàn cảnh túng bấn khi cả gia đình 5 người chỉ nhìn vào tiền công làm thuê bốc vác của chồng - anh Nguyễn Bá Nhân.

 

Năm 2008, nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Dự án xây dựng mô hình sinh kế tại cộng đồng, gia đình chị đã mua được một chiếc xích lô để anh Nhân đi chở thuê. Sự giúp đỡ kịp thời ấy đã giúp gia đình chị dần cải thiện cuộc sống. Cũng giống như chị Luận, hàng chục người khuyết tật và trẻ mồ côi khác trên địa bàn phường Đồng Tiến vẫn đang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ dự án này giúp họ vươn lên, hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho gia đình và xã hội

 

Anh Nguyễn Quốc Khánh, Trưởng ban VH-XH, phường Đồng Tiến, người trực tiếp phụ trách dự án tại địa phương cho biết: Đồng Tiến là một trong những địa bàn có đông người tàn tật và trẻ mô côi nhất thành phố. Dự án sinh kế tại cộng đồng được triển khai không chỉ giúp người khuyết tật cải thiện cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm của họ mà còn tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của toàn xã hội. Mọi người cùng có trách nhiệm giúp đỡ, động viên người khuyết tật giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Từ khi triển khai dự án, đến nay đã có 26 đối tượng được hỗ trợ phương tiện đi lại, 39 đối tượng được hỗ trợ kinh phí để bản thân và gia đình đầu tư sản xuất, kinh doanh giúp họ tăng thu nhập, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, 17 đối tượng được hỗ trợ học văn hóa để hòa nhập cộng đồng và xây dựng 22 đường tiếp cận tại công trình công cộng cũng như gia đình người khuyết tật.

 

Dù nguồn vốn hỗ trợ chưa nhiều nhưng đã góp phần động viên tinh thần cho những mảnh đờn bất hạnh. Chị Lê Thị Chính, tổ 20 bị dị tật từ nhỏ, hàng ngày chị chỉ quanh quẩn làm việc nhà. Được sự hỗ trợ của dự án đầu tư một máy may dân dụng, từ đó chị cũng có được thu nhập ổn định 500.000 đồng/tháng phụ giúp gia đình. Chị Chính tâm sự: “Là một người chịu nhiều thiệt thòi nên gia đình rất quan tâm không bắt tôi làm việc gì nhưng khi có chiếc máy may, có thêm thu nhập tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn nhiều”.

 

Cũng như chị Chính, anh Nguyễn Văn Thắng, tổ 12, bị liệt nửa người từ khi 4 tuổi. Cuộc sống gia đình khó khăn nhưng không thể giúp gì cho gia đình, anh luôn mang trong mình mặc cảm là người tàn phế, sống phụ thuộc. Chỉ đến khi dự án hỗ trợ vốn giúp anh mở một quán nước nhỏ, có thêm thu nhập phụ giúp gia đình, tinh thần anh đã thoải mái hẳn. Anh tâm sự: “Gia đình có 3 người, vợ cũng bị tai biến, không lao động được nên mọi gánh nặng đều dồn lên vai người mẹ già. Vì vậy, dự án sinh kế đến với Đồng Tiến là một cơ hội với tôi. Nay, có quán nước nhỏ này, tôi đã có thể phụ giúp thêm mẹ và vợ. Tôi cũng thấy rằng, xã hội đã không quên chúng tôi, tôi cần phải sống vui vẻ, sống có ích hơn nữa”.

 

Đối diện với quán nước nhỏ của anh Thắng là một tiệm sửa xe máy lúc nào cũng đông khách. Chủ nhân là anh Nguyễn Mạnh Tuyên bị câm điếc từ nhỏ, gần 40 tuổi anh Tuyên mới lập gia đình. Khi đó, khái niệm làm việc để nuôi sống gia đình bắt đầu thôi thúc trong anh. Cơ hội đến khi dự án giúp vốn cho anh mua máy xì, máy phụt rửa xe. Giờ đây, gia đình anh, chị đã có thu nhập ổn định gần 2 triệu đồng/tháng bằng chính sức lao động của mình. Ngoài chị Chính, anh Thắng, anh Tuyên còn rất nhiều những người tàn tật khác đang dần tìm được lẽ sống cho chính mình khi họ được trực tiếp lao động, hòa nhập với cộng đồng. Với mỗi đối tượng cụ thể, dự án đã đem đến cho người khuyết tật có cơ hội để được khẳng định mình.

      

Không dừng lại ở đó, dự án còn là một chiếc cầu nối để mọi người cùng quan tâm chia sẻ với người khuyết tật. Anh Nguyễn Quốc Khánh cho biết thêm: Ngoài các hoạt động của dự án, Đảng ủy, chính quyề đã phát động nhiều phong trào nhằm giúp đỡ người tàn tật như hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, tìm cơ sở học nghề và kiếm việc làm phù hợp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Giao cho các hội, đoàn thể trực tiếp nhận giúp đỡ các gia đình có người tàn tật, nhận đỡ đầu trẻ mồ côi. Từ những việc làm thiết thực ấy đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc giúp đỡ người tàn tật. Đặc biệt, chính bản thân những người tàn tật, trẻ em mồ côi đã cảm nhận được sự quan tâm góp sức của cả xã hội để xóa đi mặc cảm, tự vươn lên hòa nhập với cộng đồng.   

                                                                                     

 

 

                                                                  Phương Linh

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục