Huyện Lạc Thủy đã hình thành vùng cây con hàng hóa, phục vụ công nghiệp chế biến.

Huyện Lạc Thủy đã hình thành vùng cây con hàng hóa, phục vụ công nghiệp chế biến.

(HBĐT) - Từ sự đoàn kết thống nhất cao, tổ chức thực hiện có kết quả các mục tiêu KT-XH, huyện Lạc Thủy luôn nằm trong tốp đầu phong trào thi đua yêu nước của tỉnh nhiều năm liền. Trong bối cảnh mới, Lạc Thủy được xác định là vùng kinh tế động lực của tỉnh. Phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Văn Tiệp, TUV, Bí thư huyện ủy Lạc Thủy xung quanh nội dung này.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật của huyện Lạc Thủy đã đạt được?

 

Đồng chí Trần Văn Tiệp: Kết quả lớn nhất mà Lạc Thủy đã đạt được là có sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được thực hiện có nề nếp, làm việc theo quy chế từ huyện xuống cơ sở, các xã, thị trấn không có mâu mắc gì trong nội bộ, nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Các tiềm năng lợi thế đang được khai thác khá hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh về KT-XH. Nhiều năm liên tục, huyện Lạc Thủy nằm trong tốp đầu của phong trào thi đua yêu nước toàn tỉnh. Huyện đã thực hiện thắng lợi và khá toàn diện các mục tiêu KT-XH Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII đề ra. Trong 5 năm qua, kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 14%, trong đó nông lâm nghiệp thủy sản 11,08%, công nghiệp- xây dựng cơ bản 19,7%, dịch vụ 19%. Đến nay, cơ cấu kinh tế: nông lâm, nghiệp chiếm 35,6%, công nghiệp- xây dựng chiếm 19,2%, dịch vụ 43,2%. Thu nhập bình quân đầu người 10 triệu đồng, hộ nghèo còn 10%. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt tạo lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền địa phương.

 

P.V: Cấp ủy, chính quyền đã có những giải pháp nào trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH?

 

Đồng chí Trần Văn Tiệp: Lạc Thủy có sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ thường trực, thường vụ, các xã đoàn kết. Công tác làm nhân sự vừa qua cho thấy, huyện không có vướng mắc gì trong nội bộ. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy luôn làm chủ tình hình để giải quyết được những khó khăn ở cơ sở. Tuy nhiên, Lạc Thủy là vùng “rốn lũ” của tỉnh, luôn hứng chịu những hậu quả nặng nề của bão lũ, rất cần được hỗ trợ để huyện có thể chủ động và triển khai các giải pháp PCLB hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Dự án nâng cấp đường đường 21 dài 23 km, tổng mức đầu tư 227 tỷ đồng do tỉnh làm chủ đầu tư, nối từ dốc Bòng Bong (Đồng Tâm) đến đường Hồ Chí Minh đã có chủ trương khởi công từ trong tháng 6-2010. Thế nhưng thời gian khởi công lại kéo dài đến quý III-2010. Huyện được giao nhiệm vụ triển khai công tác GPMB, hiện đã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân triển khai các thủ tục GPMB. Huyện đã có 5 năm kinh nghiệp làm GPMB đặc biệt là dự án đường Hồ Chí Minh và đường dây 500 KV, cho thấy cần thực hiện dứt điểm GPMT tạo lòng tin của nhân dân và tránh tái lấn chiếm. Huyện mong muốn chủ đầu tư tích cực phối hợp đẩy nhanh tiến độ dự án, tạo động lực để phát triển KT-XH. Đối với dự án xây dựng trạm biến áp và đường dây 110 KV tại KCN Thanh Hà cần được đẩy nhanh tiến độ để huyện có điều kiện thu hút đầu tư hiệu quả. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thiếu điện, hệ thống đường dây cấp điện của Lạc Thủy phải qua Kim Bôi. Trong khi đó huyện Kim Bôi liên tiếp gặp sự cố. Như vậy hệ số mất điện của Lạc Thủy tăng gấp đôi, cho thấy ngành chủ quản phải đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành điện lưới.

 

P.V: Huyện Lạc Thủy có những lợi thế nào để “bứt phá”, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Trần Văn Tiệp: Trong bối cảnh mới huyện có 15 đơn vị hành chính. Lạc Thủy là huyện duy nhất có 2 thị trấn là Chi Nê và Thanh Hà. Huyện có mặt bằng khá thuận lợi với các tuyến giao thông đồng bộ và liên hoàn, ít các xã vùng sâu, vùng xa. Dân trí khá đồng đều. Về hệ thống giao thông có cả đường thủy ( 20 km) và đường bộ. Trong đó có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua, tuyến QL 21 từ dốc Bòng Bong, Lạc Thủy tới đường Hồ Chí Minh, hơn 20 km đường sông. Như vậy từ trung tâm huyện có thể rất thuận lợi đi tới Nho Quan, Gia Viễn- Ninh Bình, Kim Bảng- Hà Nam và sang Mỹ Đức- Hà Nội. Cùng với hệ thống giao thông khá đồng bộ và những ưu thế và tài nguyên thiên nhiện mà không phải huyện nào cũng có được là những ưu thế của huyện. Thực tế thì tiềm năng đất rừng đang được đánh thức, tiềm năng du lịch dịch vụ đang trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế. Mới đây huyện có KCN Thanh Hà được bổ sung vào KCN quốc gia là điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư của huyện.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết những giải pháp trọng tâm thực hiện định hướng xây dựng Lạc Thủy thành trọng điểm kinh tế của tỉnh?

 

Đồng chí Trần Văn Tiệp: Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh là vinh dự và cơ hội, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc Thủy. Để biến những tiềm năng lợi thế thành tiền của, huyện cần phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó huyện sẽ tranh thủ hiệu quả sự giúp đỡ của tỉnh, tiếp tục xây dựng khối đoàn kết nội bộ, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả các mục tiêu KT-XH. Đối với Lạc Thủy bài toán phát triển nông nghiệp, công nghiệp- dịch vụ đã có lời giải, huyện đã quy hoạch các vùng động lực của huyện bao gồm: vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ các xã thị trấn dọc đường 21 và đường Hồ Chí Minh bao gồm thị trấn Chi Nê, các xã Đồng Tâm, Phú Thành, Thanh Hà. Vùng trong các xã Liên Hòa, An Bình, Khoan Dụ, Lạc Long phát triển chăn nuôi và lâm nghiệp, vùng dọc sông Bôi phát triển cây màu, chăn nuôi. Trong thu hút đầu tư, huyện đang tạo điều kiện thuận lợi tối đã hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án theo quy hoạch được xác định, lựa chọn các dự án mang tính hiệu quả và bền vững cao, ít tác động đến môi trường sinh thái, thực hiện mục tiêu chuyển dịch bền vững cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn sang dịch vụ, thương mại và công nghiệp. Huyện đang tập trung cải cách hành chính, tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ, ý thức chấp hành các quy định của phát luật bắt đầu từ gia đình.

 

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

 

                                                                                         Lê Chung

                                                                                          (Thực hiện)

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục