Lãnh đạo các cấp chính quyền, đoàn thể  TP Hòa Bình thăm hỏi, tặng quà, động viên nạn nhân CĐDC

Lãnh đạo các cấp chính quyền, đoàn thể TP Hòa Bình thăm hỏi, tặng quà, động viên nạn nhân CĐDC

(HBĐT) - Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Mêng năm nay đã bước vào tuổi 96 nhưng vẫn còn minh mẫn khi trò chuyện với chúng tôi trong căn nhà tình nghĩa ở xóm Hang Đồi II, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn. Đôi mắt mẹ đôi lúc lại xa xăm nhớ những kỷ niệm về đứa con độc nhất đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - liệt sĩ Nguyễn Văn Trây.

 

“Đau đớn, tiếc thương lắm, nhưng Mẹ còn các cháu và sự quan tâm, chăm lo tận tình của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở” - mẹ Mêng tâm sự. Thông qua hoàn cảnh của mẹ Mêng, chúng tôi có thể hình dung cuộc sống của những gia đình chính sách đã được quan tâm, chăm lo tốt hơn. Toàn tỉnh hiện có 3.401 thương bệnh binh; 52 người hoạt động cách mạng trước 8/1945, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công giúp đỡ cách mạng, 2.357 gia đình thân nhân liệt sĩ... được hưởng trợ cấp hàng tháng. Thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công, những năm qua, công tác chăm sóc đời sống người có công của tỉnh đã trở thành hoạt động CT-XH có ý nghĩa sâu rộng. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” không ngừng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, huy động được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách. Các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp đã có những hoạt động thiết thực như phong trào nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, áo lụa tặng bà, xây nhà tình nghĩa… Trong 3 năm (2007 – 2009), toàn tỉnh đã sửa chữa, nâng cấp và xây mới 513 ngôi nhà với kinh phí 8.847 triệu đồng; tặng 935 sổ tiết kiệm, trị giá 326 triệu đồng; ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đạt 8.338 triệu đồng. Trong tổng số 64 Bà mẹ Việt Nam anh hùng có 15 Bà mẹ phong tặng đều được các cơ quan, đơn vị nhận đỡ đầu phụng dưỡng.  

 

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người có công được quan tâm với việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho 16.581 người, trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho 705 lượt đối tượng. Tổ chức điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ cho hàng lượt người. Riêng năm 2009 đã điều dưỡng tập trung tại Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi cho 786 lượt người và điều dưỡng tại gia đình cho 636 người với kinh phí 1,5 tỉ đồng. Hàng năm, vào các dịp kỷ niệm, ngày lễ, tết, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể tổ chức thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình chính sách. Đặc biệt, những năm gần đây, phong trào địa phương nơi đối tượng chính sách cư trú đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình có nhiều việc làm tình nghĩa phù hợp với hoàn cảnh của từng đối tượng. Qua đó, huy động được sức mạnh của cả cộng đồng, tạo điều kiện cho gia đình chính sách phát huy được khả năng của mình, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Từ phong trào đã có 195 xã, phường được công nhận làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ. Điển hình như phường Tân Hoà (TPHB), xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ), Lũng Vân (Tân Lạc), Tòng Đậu (Mai Châu), Tân Thành (Kim Bôi), Mông Hoá (Kỳ Sơn), Lạc Thịnh (Yên Thuỷ), thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) và một số đơn vị đóng trên địa bàn như Công ty CP Xi măng X18, CPTM Định Nhuận, Bộ CHQS, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư tỉnh. Đến nay, trên 94,6% hộ gia đình chính sách có mức sống bằng và cao hơn mức trung bình của nhân dân địa phương nơi cư trú; trên 90% thương-bệnh binh được công nhận là người công dân kiểu mẫu. Ngoài phong trào chăm sóc thương binh, liệt sĩ, người có công, công tác giải quyết tồn đọng chính sách, xác nhận đối tượng thương binh, liệt liệt sĩ được chú ý. Từ năm 2007 đã xác nhận mới 69 thương binh, 4 liệt sĩ; giải quyết chế độ cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh 373 người.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thương binh, liệt sĩ, người có công vẫn còn những hạn chế như kết quả xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” chưa tương xứng với truyền thống đạo lý của dân tộc, tính xã hội hoá chưa cao; công tác quản lý hồ sơ, đối tượng, thực hiện chính sách ở một số địa phương, cơ sở chư thật tốt, còn chậm trễ… Để chăm lo tốt hơn cho các gia đình chính sách, tỉnh ta đặt mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo: Người có công với cách mạng có đời sống vật chất, tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân địa phương; tạo điều kiện cho người và gia đình người có công với cách mạng ổn định đời sống, vươn lên làm giàu.

 

                                                                                          Minh Châu

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục