Phó Thủ tướng khẳng định phát triển giáo dục-đào tạo là vấn đề sống còn của vùng Tây Bắc

Phó Thủ tướng khẳng định phát triển giáo dục-đào tạo là vấn đề sống còn của vùng Tây Bắc

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ rõ, sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo của vùng Tây Bắc phải đi trước một bước, đảm bảo từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.

 

Chiều 14/8, tại Hà Nội, đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo của Tây Bắc theo tinh thần Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ giai đoạn 2006-2010.

Báo cáo với Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết, so với năm học 2004 – 2005, trong năm học 2009 – 2010, từ cấp mầm non tới phổ thông, vùng Tây Bắc có 11.994 trường (tăng 11% số trường) trong đó có tới 2.169 trường đạt chuẩn quốc gia. Toàn vùng có 32 trường trung cấp chuyên nghiệp, 33 trường cao đẳng và 8 trường đại học.

Tính đến tháng 6/2010 đã có 13/13 tỉnh trong vùng hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Đối tượng giáo viên, giảng viên tiếp tục tăng thêm về số lượng, hầu hết đạt chuẩn đào tạo, hợp lý hơn về cơ cấu.

So với năm học 2004 – 2005, năm học 2009 – 2010, tỷ lệ phòng học được được kiên cố hóa ở cấp tiểu học tăng từ 53% lên  73%, trung học cơ sở tăng từ 72% lên  90,8% và phổ thông trung học tăng từ 80% lên  90%.

Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cực theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần tập trung khắc phục trong việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phát triển giáo dục đào tạo vùng Tây Bắc như do địa hình trung du, miền núi hiểm trở nên việc phát triển mạng lưới trường học gặp nhiều khó khăn. Các trường học ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu nhà công vụ cho giáo viên.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học ở các cơ sở đào tạo trong vùng còn thiếu. Các tỉnh trong vùng còn thiếu phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và các công trình phụ trợ khác.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận kiến nghị Chính phủ có cơ chế đảm bảo nguồn vốn thực hiện các đề án, chương trình về giáo dục - đào tạo của vùng Tây Bắc đã được phê duyệt.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng kiến nghị Ban Chỉ đạo Tây Bắc có cơ chế và tạo điều kiện trong chỉ đạo, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ với UBND các tỉnh trong vùng trong việc lồng ghép hiệu quả các chính sách, các chương trình dự án nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo vùng Tây Bắc.

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ rõ, là vùng có tới 42 trong tổng số 63 huyện nghèo của cả nước, nguồn nhân lực là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương vùng Tây Bắc.

Yêu cầu bức thiết đặt ra đối với Tây Bắc là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, lành nghề, được đào tạo bài bản. Do đó, phát triển giáo dục-đào tạo là vấn đề sống còn của vùng.

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Bộ, ngành chức năng và các địa phương trong vùng cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp để thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo của vùng, phải đưa sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo đi trước một bước, đảm bảo từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho vùng.

Để thực hiện được mục tiêu này, cần quy hoạch mạng lưới phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú một cách hợp lý, góp phần thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở có chất lượng.

Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục người dân tộc thiểu số. Chú ý lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên, nhà ở giáo viên…

Tập trung nguồn lực đầu tư, nâng cấp xây dựng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã có trong vùng trở thành trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành.

Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất cho giáo dục, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục và đào tạo của vùng Tây Bắc, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh.

Theo Chinhphu.vn

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục