Anh Koshipa Ryu- cán bộ dự án Jica tại Hoà Bình thường xuyên cập nhật tình hình sau động đất, sóng thần ở quê nhà.

Anh Koshipa Ryu- cán bộ dự án Jica tại Hoà Bình thường xuyên cập nhật tình hình sau động đất, sóng thần ở quê nhà.

(HBĐT)- Những ngày qua, các hình ảnh tang thương cùng những thông tin nóng bỏng về thảm họa động đất, sóng thần, khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản luôn là tâm điểm khiến mỗi người Việt Nam đặc biệt quan tâm.

 

Ngày14 /3, các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, hoạt động trên địa bàn tỉnh  rất xúc động khi đón nhận thư của Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ sự cảm thông chân thành trước những tổn thất to lớn và nghiêm trọng về người và tài sản mà nhân dân Nhật Bản đang phải gánh chịu sau thảm họa động đất, sóng thần xảy ra ngày 11/3 cùng mong muốn nhân dân Nhật Bản hãy kìm nén đau thương, mất mát, tập trung khắc phục thiệt hại để nhanh chóng ổn định cuộc sống, khôi phục đất nước. Ngày 18/3, Văn phòng UBND tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở KH&ĐT đã khởi đầu phong trào phát động quyên góp ủng hộ nạn nhân động đất và sóng thần nhằm chia sẻ  những khó khăn, đau thương, mất mát mà người dân Nhật Bản đang gánh chịu nhằm thể hiện tấm lòng đối với Nhật Bản, một người bạn và đối tác lớn của Việt Nam trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Tại Sở KH&ĐT, lễ phát động cũng là những giờ phút hết sức xúc động khi những người bạn Nhật Bản của tổ chức Jica đang công tác tại Hòa Bình  bày tỏ sự cảm kích trước tấm lòng của người dân Việt Nam trước nỗi đau và tâm sự về đất nước mình. Anh Koshipa Ryu cho biết: Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương (vành đai núi lửa, các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km), nước Nhật hứng chịu khoảng 20% số trận động đất trên 6 độ richter của thế giới, ít nhất cứ khoảng 5 phút là có một “cơn rùng mình” của mặt đất. Vì vậy, Nhật Bản là một trong những nước bị động đất nhiều nhất thế giới. Vào khoảng 17h, tôi nhận được thông tin qua điện thoại từ Nhật Bản gọi sang thông báo động  đất xảy ra lúc 14 giờ 46 (giờ địa phương)  với tâm chấn ở độ sâu 10 km dưới Thái Bình Dương, cách Tokyo 382 km về phía đông bắc. Tiếp theo là sóng thần cao tới 10 m kéo theo địa chấn quật thẳng vào vùng duyên hải  khu vực Wakabayashi của Sendai, thủ phủ tỉnh Miyag. Tôi thực sự bàng hoàng khi theo dõi thông tin qua mạng Internet thiệt hại từ trận động đất và sóng thần không ngừng gia tăng. Giờ đây, số người chết và mất tích đã vượt mức 18.000 người. Thiệt hại vật chất không kể xiết, tại vùng duyên hải Sendai, nhiều thành phố bị sóng thần quét sạch. Chưa hết, sau động đất và sóng thần, Nhật Bản đang bị tai nạn hạt nhân đe dọa. Anh Koshi ryu cho biết thêm: “Khoảng 22h đêm 11/3, tôi mới liên lạc được với vợ tôi ở thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa, cách Miyag khoảng 250 km, lúc đó vợ tôi cũng đang hết sức lo lắng vì 3 người  con của chúng tôi đi làm, đi học chưa về đến nhà, trong đó, cháu lớn làm ở Tokyo nơi cũng bị ảnh hưởng mạnh do động đất. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, gia đình tôi đã xum họp đầy đủ, các cháu nói lý do mắc kẹt là hệ thống giao thông bị tắc nghẽn.

Sasaki, nữ tình nguyện viên Nhật Bản, quê ở tỉnh Kobe  xúc động kể lại: Ngày 17/1/1995, lúc đó tôi mới 9 tuổi  đã phải chứng kiến trận động đất 7,3 độ richter, cách thành phố Kobe  quê hương tôi 20 km.“Cơn giận dữ” từ lòng đất này đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.400 người và gây ra thiệt hại về vật chất lên đến 100 tỉ USD. Tôi vô cùng bàng hoàng vì hậu quả khủng khiếp của sóng thần, động đấtnổ nhà máy điện hạt nhân vừa xảy ra tại Sendai. Chúng tôi vô cùng lo lắng và mong muốn được chia sẻ với đồng bào quê hương mình bởi sau khi xảy ra thảm họa, nhiều người không còn nhà để ở, thiếu điện, nước, thức ăn.  Nhưng chúng tôi tin rằng, Chính phủ luôn có biện pháp an toàn cho người dân và cầu nguyện cho nước Nhật sớm qua giai đoạn khó khăn này.

Mọi người trên khắp toàn cầu đều nhận thấy một điều lạ thường trong thảm họa đang diễn ra tại Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần  không hề có cảnh cướp bóc, hỗn loạn, ngược lại họ tỏ ra đoàn kết và rất có trật tự. Anh Hirota cho biết: “Gia đình tôi cách Sendai 50 km, tôi đã liên lạc được với người thân và rất mừng vì mọi người đều bình yên.  Theo dõi thông tin trên báo chí, các bạn thấy tình trạng cướp bóc ở nhiều nước luôn tiếp diễn sau các thiên tai như động đất, bão lũ và sóng thần. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn không xảy ra sau trận động đất, sóng tại Nhật Bản. Thay vào đó, mọi người xếp hàng dài, trật tự bên ngoài các quầy hàng thực phẩm, trong khi nhân viên cố gắng phân phát đều lượng thức ăn, nước uống có hạn, các siêu thị, phương tiện giao thông công cộng, nhà nghỉ, khách sạn đều  giảm giá. Đặc biệt, sau khi thảm họa xảy ra, dịch vụ Internet được sử dụng miễn phí để mọi người tìm người thân và cập nhật thông tin, tất cả cùng đoàn kết với nhau để sống sót, hướng tới mọi điều tốt đẹp nhất. Những hình ảnh đó là minh chứng xã hội Nhật Bản đã được rèn giũa qua nhiều thế hệ để mọi thứ đi vào nề nếp, duy trì trật tự, cư xử chuẩn mực. Nền văn hóa Nhật Bản chỉ đơn giản được cấu tạo để phù hợp với duy trì trật tự xã hội ngay sau một thảm họa lớn.

Người dân Nhật Bản đang trải qua thời điểm vô cùng thảm khốc. Càng chia sẻ, đồng cảm với thảm họa mà người dân đất nước Phù Tang phải gánh chịu bao nhiêu, chúng ta càng  khâm phục trước ý chí kiên cường, tinh thần quả cảm, thái độ bình tĩnh và sức chịu đựng của người dân Nhật Bản bấy nhiêu. Là một đất nước đã từng giúp đỡ nhiều nước có thảm họa nói chung cũng như giúp đỡ Việt Nam nói riêng trong các dự án ODA và nhiều dự án phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng, nhưng trước thảm họa quá lớn này, người dân Nhật Bản đang cần sự chia sẻ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam.Trước tình hình đó, Báo Hòa Bình rất mong quý bạn đọc, những đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, tương thân- tương ái, cùng chung tay tiếp sức giúp đỡ nước bạn sớm vượt qua thảm cảnh quá lớn này.

                                                                    Đức Phượng

Các tin khác


Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục