Đoàn đại biểu QH tỉnh khóa XII và đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV tiếp xúc cử tri tại xã Trung Sơn (Lương Sơn). Ảnh Đức Phượng
Ngay sau ngày long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp.
Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống”. (1) Tiếp đó, ngày
Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu QH đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi rõ: Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện thù trong, giặc ngoài đang chống lại chúng ta, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Vì vậy, đây không phải là cuộc Tổng tuyển cử thông thường mà là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc hết sức quyết liệt. Cuộc Tổng tuyển cử ngày
Số người được giới thiệu ra ứng cử hoặc tự ứng cử khá đông. Riêng ở Hà Nội được bầu 6 đại biểu, song có tới 74 ứng cử viên.
Các ứng cử viên được công khai trình bày chương trình hành động của mình. Các chương trình hành động có thể phản ánh các quan niệm khác nhau nhưng những người thật sự muốn đóng góp vào việc nước nhằm vào một mục đích duy nhất và đầy tâm huyết với quốc gia dân tộc, vì kháng chiến và kiến quốc, vì độc lập, tự do. Chính điều đó càng làm cho cử tri nâng cao trách nhiệm về quyền lợi của công dân trong việc lựa chọn bầu những người có đức, có tài thay mặt cho nhân dân trên cương vị là đại biểu QH, cơ quan quyền lực Nhà nước pháp quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Dựa vào lực lượng của toàn dân, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, vừa đấu tranh nhân nhượng khôn khéo, cuộc Tổng tuyển cử diễn ra ngày
Nhìn chung ở cả 71 tỉnh, thành trong cả nước, 89% cử tri đã đi bầu cử. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% đại biểu không thuộc đảng phái nào, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 34 đại biểu các dân tộc ít người, 10 đại biểu nữ. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử tháng 1/1946 đánh dấu mốc phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam, mở ra thời kỳ đất nước có một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có một Chính phủ thống nhất được QH cử ra ngày 2/3/1946 và một bản Hiến pháp được QH thông qua ngày 9/11/1946 tại kỳ họp thứ hai.
Bản Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đó là “Bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà, là một vết tích lịch sử hiến pháp đầu tiên trong cõi á Đông... Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập..., dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do..., phụ nữ Việt Nam đã được ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do đó của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt
Cuộc Tổng tuyển cử bầu ĐBQH nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 là kết quả của sự hy sinh phấn đấu của toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Hồ Chí Minh.
Thắng lợi đó là một minh chứng hùng hồn ý chí của toàn dân Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945. Thắng lợi đó phản ánh đậm nét bản chất của Nhà nước Việt
Từ thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc: Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết.
Từ kinh nghiệm bầu cử và hoạt động trong các nhiệm kỳ qua, đặc biệt là việc tổ chức Tổng tuyển cử bầu ĐBQH năm 1946 trong tình thế vô cùng khó khăn, song đã thành công rực rỡ, là kinh nghiệm lịch sử quý báu và còn nguyên giá trị đối với việc kế thừa có chọn lọc trong việc đổi mới pháp luật và thực tiễn bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp trong giai đoạn hiện nay. Đại hội XI của Đảng ta đã nhấn mạnh, phải tiếp tục “đổi mới tổ chức và hoạt động của QH, bảo đảm QH thật sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Hoàn thiện cơ chế bầu cử ĐBQH để cử tri lựa chọn và bầu những người thật sự tiêu biểu vào QH...”. (3)
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG. H, 1995, tr. 8.
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG. H, 1995, tr. 440.
(3) Đảng Cộng sản Việt
Theo Nhân Dân cuối tuần
(HBĐT) - Sáng 15/4, Hội CCB các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết của Thường vụ T.Ư Hội CCB Việt Nam quý I /2011. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Hữu Bồng, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội CCB Việt Nam; lãnh đạo Ban Dân vận, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và ủy ban MTTQ tỉnh.
(HBĐT) - “Không chỉ trong tháng thanh niên, năm nay, các hoạt động tình nguyện diễn ra thường xuyên hơn với nhiều việc làm có ý nghĩa hướng về cơ sở, để trong Năm thanh niên 365 ngày đều là ngày tình nguyện...”, Đồng chí Võ Ngọc Kiên, Bí thư Tỉnh Đoàn chia sẻ.
(HBĐT) - Hội Phụ nữ xã Phú Cường (huyện Tân Lạc) vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2011-2016. Đây là đơn vị được Hội PN huyện Tân Lạc chọn làm đại hội điểm trong toàn huyện
Chiều 14-4, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Bộ trưởng Kinh tế và Xây dựng Xlô-va-ki-a Giu-ra-di Mi-xơ-cốp đang ở thăm Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định sự ủng hộ đối với các doanh nghiệp Xlô-va-ki-a sang tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Chủ tịch nước cho rằng, trên nền tảng quan hệ truyền thống lâu đời, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, các doanh nghiệp Việt Nam và Xlô-va-ki-a sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tiếp tục chăm lo cho sự phát triển của phụ nữ, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động chính trị nói chung, Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nói riêng.
Từ chủ trương cho đảng viên làm kinh tế tư nhân (Đại hội lần thứ X của Đảng, tháng 4-2006) đến thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) vào Đảng (Đại hội lần thứ XI của Đảng, tháng 1-2011) là một bước phát triển trong nhận thức về bản chất của Đảng và về chất lượng đảng viên