Mô hình su su lấy ngọn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con xóm Xôm, xã Nam Sơn.

Mô hình su su lấy ngọn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con xóm Xôm, xã Nam Sơn.

(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai Chương trình 135 giai đoạn II từ 2006 – 2010, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Lạc đã có những chuyển biến đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Bên cạnh đó, thông qua hợp phần nâng cao năng lực, chương trình đã góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ và người dân các xã vùng đặc biệt khó khăn.

 

Với mục đích tập trung nâng cao trình độ cho các nhóm mục tiêu cho đối tượng là cán bộ chủ chốt của xã, thôn, xóm và người dân về quản lý xây dựng và đầu tư, giám sát, kiểm tra dự án tại xã, kiến thức giải quyết các vấn đề hành chính tại thôn, bản, lập kế hoạch sản xuất, xây dựng và tổ chức người dân tham gia vào thiết kế cơ sở hạ tầng, trong 5 năm triển khai đã có 3.041 lượt cán bộ, người dân trong 7 xã vùng cao và 6 xã vùng 2 của huyện được tập huấn nâng cao năng lực trình độ.

 

Ông Bùi Mạnh Hùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: với các công trình có vốn đầu tư nhỏ, huyện chuyển giao về xã làm chủ đầu tư. Điều này đỏi hỏi đội ngũ cán bộ xã phải thực sự có năng lực quản lý. Vì vậy, hợp phần nâng cao năng lực cho cán bộ rất phù hợp và cần thiết. Sau khi được tập huấn, nhiều xã vùng 135 đã làm chủ đầu tư và hầu hết các công trình hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, đảm bảo giải ngân trong kế hoạch niên độ vốn. Thực tế trong giai đoạn II của chương trình, huyện được đầu tư 70 công trình, duy tu, bảo dưỡng 107 công trình cơ sở hạ tầng với tổng số vốn hơn 33.832 triệu đồng. Trong đó có 13/13 xã trực tiếp làm chủ đầu tư. Đến nay, sau khi hoàn thiện, các công trình đã được đưa vào sử dụng. Trong đó, quản lý và sử dụng tốt có 55 công trình, có 10 công trình khá. Năng lực tăng thêm trong toàn huyện 60,2 km đường giao thông, 34 phòng học được đưa vào sử dụng và có thêm 271 hộ được sử dụng nước sạch sinh hoạt,  góp phần cải thiện đáng kể diện mạo vùng nông thôn của huyện.

 

Bên cạnh đó, với việc xây dựng mô hình sản xuất cho các xã khó khăn, hợp phần nâng cao năng lực đã bổ túc kỹ năng sản xuất, kinh doanh cho hàng vạn hộ dân. Bốn xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Quyết Chiến, Lũng Vân đều là những xã vùng cao của huyện. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trong khi diện tích đất canh tác ít, chính vì vậy, từ nhiều năm nay, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn. Năm 2006, cùng với hỗ trợ về cơ sở vật chất: điện đường trường trạm, vốn, giống dự án 135 đã giúp xã thành lập Ban phát triển xã nhằm định hướng cho đội ngũ cán bộ ở đây kế hoạch phát triển xã bền vững. Theo đó, hầu hết các xã đều đã mạnh dạn tận dụng lợi thế đất đai, tiềm năng để phát triển những mô hình kinh tế hiệu quả. Ông Bùi Thanh Truyền, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: được sự hỗ trợ và tập huấn, nhận thức của nhân dân đã có bước chuyển biến đáng kể, không còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, đã chủ động tìm hiểu đưa vào những giống cây trồng phù hợp để phát triển kinh tế hiệu quả. Mô hình trồng su su lấy ngọn, mô hình chè tuyết bước đầu thành công cũng nhờ đã có sự nhận thức ấy.

 

Không chỉ góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, người dân cũng thực sự học hỏi được nhiều từ hợp phần này. Anh Nguyễn Văn Dũng (xóm Thang – Mãn Đức) vốn chỉ là lao động thuần nông. Năm 2010, anh tham gia lớp quản lý cộng đồng do tổ chức phi chính phủ phối hợp với chương trình 135 triển khai tại huyện. Sau thời gian học tập và tham quan thực tiễn tại một số nơi, hiện nay, anh đã trở thành một trong những thành viên của nhóm nòng cốt chuyên lập và quản lý các tiểu dự án cho xóm. Anh Dũng chia sẻ: trước đây, khi có các dự án đầu tư về điện, đường, trường, trạm, xóm gần như phải thuê nhà thầu tư bên ngoài mà người dân cũng không giám sát được chất lượng. Sau khi được tập huấn, chúng tôi tham gia giám sát, thành lập các đội lao động để trực tiếp thi công công trình vừa góp phần giải quyết việc làm.

 

Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vốn, kỹ thuật hợp phần nâng cao năng lực thuộc Chương trình 135 giai đoạn II cũng đã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho người dân vùng đặc biệt khó khăn huyện Tân Lạc. Có kiến thức, vốn đầu tư, người dân đã dần chủ động tìm được hướng đi trong phát triển kinh tế ổn định đời sống. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, giáo dục, y tế được quan tâm. Đặc biệt, nhận thức của người dân nơi đây đã được nâng lên rõ rệt.

                                                        

 

                                                                           Phương Linh

 

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục