Dù hiểu rõ khái niệm, tầm quan trọng của liêm chính, nhưng khá nhiều thanh niên vẫn dễ dàng thỏa hiệp với cái xấu nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình mình… Đây là nhận định của Tổ chức Hướng tới minh bạch tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) trong kết quả khảo sát về tính liêm chính trong thanh niên Việt Nam tại 11 tỉnh, TP vừa công bố đầu tháng 8-2011 tại Hà Nội.

 

Phổ biến nạn tham nhũng vặt

Theo kết quả khảo sát năm 2011 đối với 1.022 đối tượng thanh niên tuổi từ 15 đến 30, có đến 95% người cho rằng trung thực quan trọng hơn giàu có và thiếu liêm chính (bao gồm cả tham nhũng) sẽ có hại cho thế hệ trẻ, sự phát triển của đất nước. Dù suy nghĩ là vậy, nhưng thực tế hành động thì có 40% thanh niên sẵn sàng tham nhũng, hối lộ nếu mang lại lợi ích cho bản thân. Đặc biệt, đa số thanh niên có trình độ cao đều có quan điểm lừa dối và vi phạm pháp luật sẽ dễ giàu, thành đạt hơn liêm chính.
 

Tuổi trẻ được học tập và sinh hoạt trong môi trường lành mạnh sẽ góp phần giáo dục tính trung thực, đấu tranh với các hành vi tiêu cực, sai trái. Ảnh: Nguyệt Ánh


TS. Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm khảo sát cho biết, hiện tượng tham nhũng phổ biến thanh niên từng gặp có liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông và kinh doanh. Gần nửa số thanh niên được hỏi đều chấp nhận đưa "phong bì" để được chăm sóc, điều trị tốt hơn; 38% thanh niên sẵn sàng gian lận để thi đỗ vào trường tốt và 33% sẵn sàng thực hiện hành vi hối lộ để có công việc như mong ước và 40% thanh niên thừa nhận đã từng hối lộ CSGT để tránh bị phạt. Đáng lo ngại,  phần lớn thanh niên cho rằng bản thân có thể góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhưng việc tố cáo tham nhũng của họ còn hạn chế (chỉ có 4% người dám tố cáo). Lý do chính là do họ thờ ơ hoặc bi quan, vì cho rằng tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì; thậm chí còn không được bảo vệ, nguy hiểm đến tính mạng bản thân và gia đình… Còn theo GS. Đặng Cảnh Khanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên, nhận thức và hành vi của thanh niên có sự mâu thuẫn lớn. Họ căm ghét sự giả dối, hối lộ… nhưng họ vẫn thực hiện hành vi để được việc, điều này lỗi không phải ở họ mà lỗi do xã hội tạo ra hoàn cảnh, đẩy thanh niên vào tình huống không liêm chính. Nhiều thanh niên còn cho rằng, trong xã hội phổ biến nạn vòi vĩnh, tham ô, nếu không đi theo guồng máy đó thì sẽ trở thành người "ngố", không theo kịp thời đại?

Để được sống trong môi trường lành mạnh

Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, nhiều thanh niên rất khó khăn trong việc "cưỡng lại" những hành vi không liêm chính, tham nhũng, bởi nhiều nguyên nhân như coi đấy là "chuyện bình thường ở huyện"; hoặc tư tưởng "an phận thủ thường"; sợ bị coi là "ngựa non háu đá"... Mặt khác, do tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm sống nên nhận thức chưa đủ về tầm quan trọng của liêm chính, chống tham nhũng đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Lấy phòng ngừa làm trọng tâm, đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng cho cán bộ công chức, học sinh, sinh viên trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg phê duyệt đề án đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Đây là lần đầu tiên nội dung PCTN được đưa vào nhà trường một cách có hệ thống, thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với việc nâng cao nhận thức trong xã hội và tạo ra phong trào sâu rộng đấu tranh PCTN; từng bước hình thành văn hóa chống tham nhũng. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kiều Viễn, Giám đốc Tổ chức Hướng tới minh bạch tại Việt Nam, việc triển khai chương trình này kết quả chưa cao, bằng chứng là 17% thanh niên được hỏi là có học về tăng cường liêm chính và 2/3 số này nhận xét các chương trình giáo dục đó chưa thực sự hiệu quả.

Qua khảo sát cho thấy, thiếu trung thực trong thanh niên là sai lệnh chuẩn mực trong xã hội, muốn khắc phục nó thì người lớn phải làm gương, xã hội phải khắc phục lệnh chuẩn mực. Một mình thanh niên không thể thay đổi được mà phải toàn xã hội. Tuy nhiên, trước mắt có thể các cấp bộ đoàn, hội đưa các nội dung PCTN và tăng cường tính liêm chính vào các cuộc thảo luận, sinh hoạt chuyên đề; cần xây dựng cơ chế cụ thể để định hướng thanh niên tôn trọng liêm chính.

Ngoài các giải pháp trên, để tuổi trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, thiết nghĩ việc giáo dục tính trung thực, đấu tranh với các hành vi tiêu cực, sai trái để thực hiện liêm chính cần được thực hiện ngay từ trường học và ngay từ khi còn bé. Đối với các nhà trường, thay vì giới thiệu các hành vi trừu tượng, cần giảng dạy các tình huống cụ thể, sát thực đời sống; đồng thời thường xuyên biểu dương, khen thưởng những học sinh, sinh viên có hành động liêm chính...
 
                                                Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục