Sau ngày khai giảng, khi chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy của năm học mới chưa được các trường bàn đến nhiều thì chuyện "cơm, áo, gạo, tiền" trong thu chi của các cơ sở giáo dục đầu năm học lại nóng lên. Nhất là các trường học ở khu vực các thành phố, tiếp diễn tình trạng lạm thu vốn như một căn bệnh "kinh niên".

 

Theo quy định, ngoài học phí thì học sinh không phải đóng góp thêm một khoản nào khác. Nhưng nguồn tiền ngân sách chi cho giáo dục còn hạn chế nên cần có nguồn xã hội hóa. Có hai dạng hỗ trợ, một là tình nguyện góp cho trường, thứ hai là huy động đóng góp. Dù ở phương thức nào, thì yếu tố tự nguyện vẫn là quan trọng nhất.

Tuy nhiên, thực tế diễn ra lại không như vậy, nhiều trường học tự đề ra các khoản thu phi lý lên tới hàng triệu đồng, bằng nhiều phương thức "luồn lách" khác nhau. Nhiều địa phương đã quy định rất rõ tất cả các khoản thu, nhà trường phải thông báo công khai bằng văn bản tới từng cha mẹ học sinh (nêu rõ những khoản thu theo quy định, thỏa thuận, tự nguyện); các trường không được thu gộp nhiều khoản vào đầu năm học. Nhưng trong họp phụ huynh, nhiều trường chỉ đọc một loạt các khoản  thu  cho  phụ  huynh, học sinh ghi chép lại; nếu có văn bản cũng không có xác nhận của nhà trường mà chỉ là tờ giấy in các khoản thu rồi đề nghị phụ huynh ký vào để tránh bị kiểm tra. Có những khoản thu do một số phụ huynh thuộc diện "gia đình có điều kiện" đề xuất, ban đại diện cha mẹ học sinh biểu quyết để yêu cầu tất cả phải đóng góp bình quân. Trong khi đó việc bầu ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ là hình thức; nhiều nơi chủ yếu do "định hướng" của nhà trường. Ngoài ra, phần lớn các khoản lạm thu từ "gợi ý" của nhà trường được gọi là tự nguyện, nhưng vì những điều "tế nhị" phụ huynh cũng khó có thể từ chối.

Ðể tránh tình trạng lạm thu, các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương căn cứ thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện tốt thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các sai phạm. Các cơ sở giáo dục phải tổ chức thu, quản lý và thông báo dự toán sử dụng, công khai quyết toán các khoản đóng góp tự nguyện theo đúng quy định của pháp luật; không tùy tiện lập các quỹ để ép phụ huynh học sinh đóng góp dưới danh nghĩa đóng góp tự nguyện. Bộ Giáo dục và Ðào tạo mới đây cũng  khuyến khích phụ huynh học sinh nên trực tiếp thu chi các khoản đóng góp tự nguyện (hạn chế thông qua nhà trường) cho hiệu quả và chỉ nên triển khai những khoản hỗ trợ có tác dụng thiết thực cho học sinh. Không được dùng tiền thu góp vào việc hỗ trợ các hoạt động dạy học (như hỗ trợ mua máy vi tính cá nhân, tổ chức hội giảng...) và khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Mặt khác, lãnh đạo bộ cũng khẳng định sẽ khảo sát thêm và quy định nhiều "điều cấm" hơn nữa, tránh lạm thu, nhằm việc thu phục vụ những điều thiết thực nhất cho  học sinh học tập.

Ðáng chú ý, cái gốc của vấn đề phụ thuộc vào cách làm của mỗi trường, nếu có ý thức chi tiêu hợp lý, cần mới chi thì sẽ hạn chế việc đóng góp của phụ huynh học sinh. Vì vậy, việc giám sát thanh tra, xử lý những trường lạm thu cần được các cơ quan quản lý, nhất là cơ quan quản lý giáo dục, công khai rộng rãi. Thực tế từ trước đến nay hầu như chưa có cơ sở giáo dục nào bị xử lý nghiêm khắc do lạm thu (nếu có cũng chỉ ở dạng "giơ cao, đánh khẽ"); còn lại tình trạng phổ biến là trách nhiệm được "đá" sang cho ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường thì vô can.

Một nghịch lý khác, việc lạm thu chủ yếu diễn ra ở trường lớn, trường điểm, trường có đông học sinh (vốn đã có nhiều kinh phí hoạt động) chứ ít diễn ra ở trường nhỏ, trường ngoại thành, trường vùng sâu vùng xa... Vì vậy, để chấm dứt tình trạng lạm thu, hơn hết chính là ý thức đạo đức, trách nhiệm của mỗi thầy giáo, cô giáo, mỗi nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục.

 

                                            Theo NhanDan

 

Các tin khác

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ làm việc với Ban chỉ đạo Tây Bắc về thực hiện Nghị quyết 37- NQ/TW của Bộ Chính trị.
ĐV-TN huyện Kim Bôi tham gia hoạt động cải tạo, nâng cấp đường GTNT tại xã Mỵ Hòa.
Bác Hồ  với các cháu  thiếu nhi. ảnh: T.L
Thủ tướng Thoongxỉnh Thămmavông đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Ảnh: Chinhphu.vn)

Ban Chỉ đạo Tây Bắc kiểm tra thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 9/9, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Tây Bắc do đồng chí Hoàng Trí Thức, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc dẫn đầu đã kiểm tra kết quả thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW tại huyện Kim Bôi. Cùng đi với đoàn có đại diện các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban chỉ đạo NQ37 của tỉnh và lãnh đạo, chuyên Viên văn phòng Tỉnh uỷ.

720 tân binh nhập ngũ đợt II năm 2011

(HBĐT) - Ngày 9/9, các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình đã đồng loạt tổ chức lễ giao quân đợt II năm 2011.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt các cháu thiếu nhi huyện đảo Trường Sa, miền biển Đà Nẵng

Ngày 8/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp đoàn đại biểu gồm 89 thiếu nhi huyện đảo Trường Sa, miền biển Đà Nẵng, con em các chiến sĩ hải quân, biên phòng, cảnh sát biển đang canh giữ các vùng biển thân yêu của Tổ quốc.

Thủ tướng lên đường thăm chính thức CHDCND Lào

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng rời Hà Nội lên đường thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào và đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào.

Đồng chí Võ Chí Công từ trần

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Võ Chí Công đã từ trần hồi 7 giờ 17 phút, ngày 8/9/2011 (tức ngày 11 tháng 8 năm Tân Mão) tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chiều 8/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) và các doanh nghiệp thành viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục