Thành phố Hòa Bình hôm nay

Thành phố Hòa Bình hôm nay

(HBĐT) - Cùng chúng tôi thong dong thả bộ trên con đường Trần Hưng Đạo khang trang, sạch đẹp và rực rỡ cờ hoa hướng về lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh, người Chủ tịch UBND thị xã Hoà Bình những năm 70 của thế kỷ trước đã không giấu nỗi xúc động: “Trước đây, khu vực này toàn là đầm lầy, lau sậy, bây giờ đã thành khu đô thị mới, nhà cửa san sát, văn minh hiện đại thế này. Thị xã Hoà Bình rồi là thành phố Hoà Bình đổi thay, phát triển nhanh quá!”

 

Theo dòng ký ức của cụ Quách Xuân Tốn (nguyên là Chủ tịch UBND thị xã Hoà Bình giai đoạn từ 1975 – 1987), bức tranh thị xã Hoà Bình dần hiện ra trước mắt chúng tôi. Cụ chậm rãi nhớ lại: “Thị xã Hoà Bình được thành lập năm 1896, ban đầu chỉ rộng khoảng 10 km2 thuộc dải đất phù sa ven hai bên bờ sông với dân số gần 6.000 người. Dưới thời Pháp thuộc, thị xã Hoà Bình bao gồm: phố Đúng bên bờ trái sông Đà là khu tập trung các công sở của chính quyền thực dân, phong kiến đầu tỉnh. Đối diện với phố Đúng, bên bờ phải sông Đà hình thành các phố An Hoà, Đồng Nhân, Trang Nghiêm và xóm Vạn. Có thể nói, các phố thuộc bờ phải và xóm Vạn là khu tập trung đông dân cư nhất, có nhiệm vụ phát triển KT phục vụ khu vực hành chính, quân đội của thực dân, phong kiến ở thị xã Hoà Bình…”. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, dân cư của thị xã sống thưa thớt, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Toàn bộ khu vực thị xã chủ yếu là những ngôi nhà lợp gianh. Năm 1954, đánh đuổi thành công thực dân Pháp, thị xã Hoà Bình lại hăng say cùng nhân dân toàn tỉnh thi đua lao động sản xuất trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.

“Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, tôi được tin tưởng giao cho trọng trách làm Chủ tịch UBND thị xã Hoà Bình. Cùng với những người cán bộ đồng hành, chúng tôi luôn tâm niệm: phải làm sao để dân mình đủ ăn, tiến đến vươn làm giàu. Với quỹ đất rộng, trước tiên phải tập trung sản xuất nông nghiệp, phấn đấu từ đủ gạo ăn cho đến tích luỹ làm giàu. Định hướng động viên nhân dân phát triển nhiều ngành nghề thủ công như chẻ tăm, đan cót, làm hương, làm gạch… và bước đầu phát triển công nghiệp - dịch vụ và xây dựng… Dần dần những ngôi nhà xây mọc lên, đường phố được xây dựng kiên cố, đời sống người dân từng bước được nâng lên”- Cụ Tốn chia sẻ.

Điều đặc biệt, cũng trong giai đoạn này, Chính phủ tiến hành xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà - với quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Xác định đây là công trình trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương nên chính quyền, nhân dân thị xã đã tập trung, dốc toàn lực ủng hộ xây dựng nhà máy. Lúc này cả thị xã Hòa Bình là một đại công trường. Để có mặt bằng cho xây dựng một công trình lớn như vậy, cả bộ máy chính quyền thành phố đã vào cuộc, đến từng hộ dân tuyên truyền, vận động để bà con hiểu, ủng hộ. Vì thuỷ điện Hoà Bình, hàng ngàn hộ dân thị xã Hoà Bình đã phải di rời nhà cửa chuyển đến vùng tái định cư. Thuỷ điện Hoà Bình hoàn thành có phần đóng góp rất đáng ghi nhận của chính quyền, nhân dân thị xã Hoà Bình.

Sau thực hiện khoán 10 năm 1986, nền kinh tế thị trường mở ra tạo cơ hội cho thị xã Hoà Bình ngày càng vươn lên phát triển mạnh mẽ. Kinh tế phát triển nhanh chóng làm nên diện mạo mới cho thị xã. Cụ Tốn xúc động nhớ lại: “Trước đây muốn qua sông Đà phải đi phà, phà này lại do Pháp quản lý nên việc đi lại rất khó khăn, cách có một con sông mà thị xã bị chia đôi. Sau này cố gắng lắm làm được cái cầu phao nhưng ô tô to không qua được, chủ yếu là đi bộ, xe đạp và xe máy. Thời chúng tôi chẳng dám ngờ sẽ có ngày được đi trên cây cầu Hoà Bình kiên cố, vững chãi như thế này”. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, bộ mặt thị xã Hoà Bình nhanh chóng đổi thay. Từ một thị xã miền núi nhỏ bé đã “lớn lên” thành thành phố Hoà Bình với san sát nhà cửa, công sở khang trang; phố phường văn minh, sạch đẹp.

Mới đó mà đến nay thành phố Hoà Bình đã tròn 5 năm tuổi. Kỷ niệm 5 năm thành lập, nhân dân thành phố Hoà Bình vinh dự và vui mừng đón nhân Huân chương Độc lập hạng ba do Chủ tịch nước tặng thưởng. Trong buổi lễ kỷ niệm, đồng chí Trần Văn Hoàn, Bí thư Thành uỷ Hoà Bình đã vui mừng thông báo về những con số thể hiện bước phát triển vượt bậc của thành phố: mức tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 14%, 99% hộ dân trong thành phố được sử dụng điện sinh hoạt, 98% hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh. An sinh xã hội được đầu tư, chất lượng dạy và họckhông ngừng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Số hộ nghèo giảm nhanh, bền vững. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo…

Hân hoan hoà vào niềm vui chung của nhân dân toàn tỉnh hướng về ngày Lễ lớn, nhân dân thành phố Hòa Bình đang nỗ lực thi đua lao động - sản xuất xây dựng thành phố ngày càng văn minh, giàu đẹp. Vững vàng đi lên, thành phố Hoà Bình tự tin phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020 và là trung tâm phát triển KT – VH – XH của khu vực Tây Bắc.

 

                                                                                           Hải Yến

 

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục