(HBĐT) - Ngày 22/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 70/ 2011/NĐ- CP về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, tỉnh ta thuộc vùng IV, mức lương tối thiểu 1.400.000 đồng/tháng, trừ thành phố Hòa Bình khu vực III, mức lương 1.550.000 đồng/tháng.

 

Sự đón nhận của doanh nghiệp và người lao động

 

Nhìn lại từ năm 1993, mức lương tối thiểu chung được công bố là 120.000 đồng; năm 1997 là 144.000, tăng 20%;  năm 2000 là 180.000, tăng 25%; năm 2001 là 210.000, tăng 16,7%; năm 2004 là 290.000, tăng 38%; năm 2005 là 350.000, tăng 20,7%; năm 2006 là 450.000, tăng 28,6%;  năm 2008 là 540.000, tăng 20%; năm 2009 là 650.000, tăng 20,4%; năm 2010 là 730.000, tăng 12% và tháng 5/2011 là 830.000 đồng, tăng 13,7%. Đây là mức lương tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động làm công việc giản đơn. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia Viện Lao động xã hội, mức lương tối thiểu này chưa đáp ứng được nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động. Kể từ khi có mức lương tối thiểu vùng, ngành thì mức lương tối thiểu chung này bao giờ cũng là mức thấp nhất và được áp dụng cho vùng IV của các DN trong nước. Ví dụ như năm 2010, mức lương tối thiểu vùng IV các DN 830.000 đồng, DN FDI là 1.100 đồng, cho đến năm 2012, mức lương tối thiểu vùng giữa DN trong nước và FDI cùng một mức là 1.400.000 đồng đối với vùng IV. Việc điều chỉnh lương tối thiểu kỳ này, người lao động vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì  tăng lương tối thiểu sẽ được tăng thêm, thu nhập, đời sống sẽ được cải thiện, lo vì tăng lương sẽ tăng giá cả thị trường, nhất là giá tiêu dùng, đồng thời DN sẽ cắt các khoản thu nhập khác để bù vào lương tối thiểu. Đối với DN, lo nhiều hơn vì hiện nay giá đầu vào của sản phẩm đã tăng, vay ngân hàng khó khăn, đồng thời họ phải trả một số khoản tăng thêm như BHXH, thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho người lao động, vì vậy họ phải cắt giảm một số khoản để bù vào.

 

Thực trạng thu nhập người lao động trên địa bàn tỉnh

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 60.000 lao động đang làm việc ở trên 2.000 DN, hầu hết các DN trên địa bàn là những DN vừa và nhỏ, sản xuất có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, đóng góp vào phát triển KT-XH của tỉnh còn hạn chế, đời sống của người lao động còn khó khăn. Qua khảo sát 50 DN trên địa bàn tỉnh cho thấy, đối với các DN có 100% vốn Nhà nước, cá biệt người lao động trực tiếp có mức thu nhập thấp nhất 1.864.000 đồng/tháng, cao nhất là 3.796.000. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài khu vực Nhà nước, cá biệt người lao động có mức thu nhập thấp nhất 1 triệu đồng và cao nhất là 2,5 triệu đồng. Các công ty CP có nguồn gốc từ Nhà nước sau khi chuyển đổi mức thu nhập thấp nhất là 702.000 và cao nhất là 10 triệu đồng. Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì cá biệt  mức thấp nhất 1 triệu đồng cao nhất 20 triệu đồng. Như vậy có hai loại hình DN cá biệt trả lương và các khoản có tính chất lương (thu nhập) thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng quy  định đó là Công ty cổ phần 702.000/1.050.000 và DN FDI là 1.000.000 - 1.170.000 đồng. Từ thực trạng nêu trên cho thấy, với mức lương tối thiểu hiện hành mà Nhà nước quy định như phân tích ở trên cũng chưa đủ nhu cầu tối thiểu mức sống tối thiểu cho người lao động giản đơn. Mặt khác, DN lại trả không đủ mức tối thiểu này gây nhiều khó khăn cho người lao động, từ đó xuất hiện sự xáo trộn, tranh chấp lao động gây biến động trên thị trường lao động.

 

Một vài khuyến nghị

 

Để giảm thiểu sự xáo trộn, ổn định thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động có cuộc sống ổn định, gắn bó với DN , tạo sự hài hòa, văn minh trong DN, trong lúc Nhà nước đang triển khai đồng bộ các giải pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, việc các DN cần phải chấp hành các quy định về tiền lương do Nhà nước ban hành, đặc biệt là mức lương tối thiểu vùng. Đồng thời cần tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng để có hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những DN không chấp hành các quy định về tiền lương quy định. Chỉ có như vậy, năng suất lao động trong các DN mới tăng lên, chất lượng sản phẩm hàng hóa đảm bảo, có sức cạnh tranh trên thị trường.

 

 

                                                           Nguyễn Thanh Thủy  

                                              (Phó Giám đốc Sở LĐ - TB & XH )

 

Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục