Ngoài các Bộ trưởng đã từng tham gia trả lời chất vấn những kỳ trước, đây là cơ hội để 3 tân Bộ trưởng khẳng định chính mình ngay lần đầu trả lời chất vấn.

Ngoài các Bộ trưởng đã từng tham gia trả lời chất vấn những kỳ trước, đây là cơ hội để 3 tân Bộ trưởng khẳng định chính mình ngay lần đầu trả lời chất vấn.

Trong số 5 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại Quốc hội vào giữa tuần này, có 3 Bộ trưởng vừa được Quốc hội phê chuẩn hồi tháng 8, gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình. Đây cũng là 3 Bộ trưởng gây dấu ấn đặc biệt sau 3 tháng đảm nhận cương vị mới. Đó là lý do để cử tri đặt niềm tin ở phiên trả lời chất vấn lần đầu tiên của cả 3 Bộ trưởng.

 

Tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 2, Quốc hội sẽ bước vào phần được cử tri quan tâm nhất: chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, Quốc hội có hai ngày rưỡi để chất vấn, trả lời chất vấn xung quanh các vấn đề nóng: giao thông, ngân hàng, tài chính, giáo dục đào tạo, nông nghiệp, nông thôn… 

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Quốc hội đã thống nhất chọn Thủ tướng và 5 Bộ trưởng trả lời chất vấn theo đúng phương án đề xuất trước đó của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và 5 Bộ trưởng trả lời chất vấn gồm: Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình. Trên cơ sở 121 chất vấn được UBTV Quốc hội tập hợp, Quốc hội lựa chọn các nhóm vấn đề nóng được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.

Dự kiến, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng sẽ tập trung trả lời 2 nhóm vấn đề: các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc tại các thành phố lớn; biện pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và giải quyết tình trạng xuống cấp của các công trình giao thông trong điều kiện tiết giảm vốn đầu tư từ ngân sách.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trả lời về công tác điều hành, quản lý giá theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN với những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, than và dịch vụ công cũng như tác động của việc điều hành này tới sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân. Ngoài ra, các biện pháp tăng thu, chống thất thu và giảm bội chi ngân sách, nợ công, bảo đảm an ninh tài chính... cũng sẽ được làm rõ. 

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình giải trình giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần vào bảo đảm giá trị đồng tiền và bình ổn thị trường tiền tệ. Công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng; biện pháp xử lý các tổ chức tín dụng và cán bộ, nhân viên ngân hàng vi phạm quy định pháp luật; việc bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển, giải pháp chống lạm phát nhưng không để nền kinh tế rơi vào trì trệ.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng nhận được 2 nhóm vấn đề để báo cáo, trao đổi trên diễn đàn Quốc hội. Đó là việc thực hiện chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường xuất khẩu và tạo dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam và giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đội khí hậu, thiên tai, lũ lụt, việc bảo vệ nghiêm ngặt 3,8 triệu hécta diện tích đất trồng lúa.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận trả lời các vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học. Vấn đề quy hoạch, thành lập, nâng cấp các trường đại học, cao đẳng, liên kết đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Tình trạng cơ sở vật chất của các trường còn nhiều khó khăn thiếu thốn, vấn đề chạy trường, lạm thu, quá thừa trường đại học nhưng lại thiếu trầm trọng trường mầm non. 

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, có 10 chất vấn gửi đến Thủ tướng, các chất vấn tập trung vào 3 nhóm đột phá lớn về thể chế kinh tế, nhân lực và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Thủ tướng cũng sẽ trả lời thêm tại hội trường về những vấn đề các đại biểu quan tâm.

Các ý kiến chất vấn được tập trung vào nhóm vấn đề, không dàn trải, đi vào những vấn đề vĩ mô. Đối với các câu hỏi quá cụ thể, có tính chất địa phương sẽ được Bộ trưởng ghi nhận, trả lời sau bằng văn bản. Đặc biệt, Quốc hội sẽ lựa chọn vấn đề để ra Nghị quyết làm cơ sở giám sát hậu chất vấn. 

Ngoài hai Bộ trưởng đã từng đăng đàn tại các kỳ họp trước đây, việc 3 Bộ trưởng lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội được cử tri đặt nhiều kỳ vọng. Dù thời gian giữ cương vị mới của Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng GTVT, Thống đốc Ngân hàng mới chỉ 3 tháng, nhưng đây là những người đã tạo dấu ấn đặc biệt thông qua lời nói và hành động quyết liệt nhằm tháo gỡ các bức xúc trong lĩnh vực mình quản lý. Chính họ đã dấy lên niềm tin và sự kỳ vọng mới về một thế hệ Bộ trưởng dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vì vậy, việc thể hiện như thế nào trong lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội và cử tri cả nước, đó vừa là cơ hội để khẳng định, vừa là thách thức không nhỏ với chính các Bộ trưởng


 

                                                                     Theo CAND

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục