Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hoà Bình phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hoà Bình phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

(HBĐT) - Ngày 8/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về Đề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh.

 

Hầu hết các ý kiến tán thành với mục tiêu của Ðề án là từng bước và liên tục nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 7% đến 8%/năm thời kỳ 2011- 2020. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho rằng đây là vấn đề lớn, không thể làm vội vã, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến về những nội dung cụ thể của Ðề án như nguồn lực đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên và các biện pháp giám sát nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình tái cơ cấu.

 

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Đoàn đại biểu Quốc hội Hoà Bình cho rằng: phạm vi của bản đề án là vô cùng rộng lớn và mang tính tổng thể định hướng khái quát cao, đề án cũng đã được chuẩn bị rất công phu, để bản đề án được hoàn thiện hơn tôi mong Ban soạn thảo cần quan tâm thêm một số vấn đề cụ thể như sau:

 

Vấn đề thứ nhất, đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ hơn về khái niệm tái cơ cấu, thế nào là tái cấu trúc. Như chúng ta đã biết, bất kỳ một thực thể nào trong xã hội cũng hoạt động và vận hành tuân theo một hệ thống tổ chức nào đó. Hệ thống tổ chức này được xây dựng trên những nguyên tắc và cấu trúc cụ thể, khi vận hành hệ thống sẽ tương tác với môi trường bên ngoài và các hệ thống khác, qua đó sẽ thực hiện các chức năng cũng như nhiệm vụ của mình. Khi hệ thống vận hành không được trơn tru thì sẽ dẫn tới việc thực hiện không đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, có nghĩa hệ thống đó cần phải được sửa sang hay gọi là tái cấu trúc, cơ cấu lại. Một trường hợp khác nữa cũng cần được quan tâm đó là khi thực hiện tái cấu trúc, mặc dù hệ thống đang hoạt động tốt, vẫn thực hiện được đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ của mình, nhưng để có thể đáp ứng được đòi hỏi mới của thời đại, của sự thay đổi môi trường bên ngoài cũng cần phải thực hiện tái cấu trúc. Trường hợp này đòi hỏi một trình độ tái cơ cấu cao hơn. Vậy có thể nhận thấy trước khi tiến hành tái cơ cấu cần phải hiểu rõ hệ thống phải được tái cấu trúc, tái cơ cấu ở một cấp độ nào. Để từ đó có một lộ trình và có những giải pháp cụ thể phù hợp. Trên thực tế cũng có thể thực hiện đồng thời cả hai cấp độ trên trong cùng một lần thực hiện tái cơ cấu vừa để hoàn thành hệ thống cũ cũng như có thể đáp ứng được những yêu cầu của một hệ thống mới.

 

Về vấn đề thứ hai, tôi góp ý với Ban soạn thảo đó là chuỗi các hoạt động cần thực hiện để tái cơ cấu. Về hoạt động tái cơ cấu sẽ bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào? thông thường tái cơ cấu một công ty hay một tổ chức thì hoạt động đầu tư phải đánh giá được chính xác hệ thống đó đang vận hành như thế nào và chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như chức năng và nhiệm vụ đặt ra ở những khâu nào? sau đó mới thiết kế ý tưởng về hệ thống mới trong tương lai sẽ hoạt động như thế nào? rồi xây dựng một hệ tiêu chí để thiết kế hệ thống mới trên cơ sở tận dụng những yếu tố tích cực của hệ thống hiện tại. Sau khi có hệ tiêu chí rồi mới tiến hành thiết kế chi tiết về hệ thống và bước cuối cùng xây dựng các giải pháp để tiến hành xây dựng một hệ thống mới. Căn cứ vào chuỗi giá trị hoạt động tái cơ cấu như tôi vừa nêu ở trên, tôi nhận thấy trong đề án ngay từ khâu đánh giá tình hình kinh tế thì đề án đã không thể chỉ để cho có một mình Chính phủ là cơ quan điều hành đánh giá mà cần phải có các tổ chức độc lập đánh giá. Nếu cần thiết cần phải thuê thêm chuyên gia tư vấn từ bên ngoài để đánh giá, nếu khâu đầu tiên đã thực hiện chưa đầy đủ, tôi rất lo ngại về khả năng sẽ ảnh hưởng tới các khâu tiếp theo trong cả quá trình. Dự thảo đề án đã đưa ra nhóm mục tiêu của nền kinh tế trong giai đoạn 2015, cách thức này không mang lại tính thực tế và khả thi. Trên thực tế thành phần kinh tế nào sẽ nắm chủ đạo trong giai đoạn mới thì vấn đề đó mới thực sự quan trọng. Đây mới là vấn đề mấu chốt của vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế lần này. Tại sao tôi lại có thể nói như vậy, tôi có thể phân tích như sau. Trong giai đoạn phát triển kinh tế vừa qua các Tổng công ty 90 - 91 được coi là lực lượng kinh tế chủ đạo, mô hình kinh tế này và thành phần kinh tế này đã bộc lộ nhiều điểm yếu chưa đạt được kết quả mong muốn như nhiều đại biểu đã phân tích trước, tính hiệu quả còn thấp và đặc biệt việc đóng góp vào GDP chưa cao, gây thiệt hại và lãng phí về nguồn nhân lực cũng như nguồn đầu tư của đất nước. Nếu tiếp tục duy trì mô hình này thì phải cải tổ tổ chức như thế nào, nếu xóa bỏ mô hình này, mô hình Tổng công ty 90, 91 thì mô hình thành phần kinh tế nào sẽ thay thế? Đây là câu hỏi mấu chốt cần trả lời trước khi bàn những vấn đề chi tiết và cụ thể.

 

Vấn đề thứ ba, tôi đề xuất ở đây mà Ban soạn thảo nên quan tâm là vấn đề sắp xếp ưu tiên khi tiến hành tái cấu trúc, vì nguồn năng lực có hạn cả về tài chính lẫn nguồn lực, đồng thời hệ thống cũ còn nhiều điểm có thể tận dụng được, nên việc tiến hành tái cấu trúc cần được thực hiện theo một trình tự ưu tiên cái nào làm trước, cái nào làm sau, nếu không được thực hiện tốt thì quá trình tái cấu trúc sẽ kéo dài, gây mệt mỏi cho cả hệ thống và có khả năng đi vào ngõ cụt.

 

Vấn đề thứ tư, tôi mong muốn Ban soạn thảo quan tâm đó là vấn đề rủi ro của quá trình tái cơ cấu chưa được phân tích một cách đầy đủ và rõ nét trong đề án. Đây là một vấn đề rất phụ thuộc và các yếu tố như con người cũng là nhân tố quyết định sự thành công hay không thành công của quá trình tái cấu trúc.

 

Cuối cùng tôi xin gửi gắm tới Quốc hội một số ý kiến của cử tri Hòa Bình muốn qua tôi gửi tới Quốc hội là:

 

Thứ nhất, Chính phủ cần mở rộng diện cải cách các doanh nghiệp, không chỉ riêng doanh nghiệp Nhà nước để có thể huy động được tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước. Chính phủ cần xây dựng và phê duyệt quy hoạch các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, rà soát lại các quy hoạch hiện có để khắc phục được hiện tượng 63 tỉnh là 63 nền kinh tế manh mún, rời rạc, không liên kết được với nhau như hiện nay. Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế cần phải gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cần phải đi kèm với cải cách hệ thống, thể chế. Chính phủ cần nghiên cứu hướng tới không quy hoạch hạn điền về đất đai, tránh hiện tượng sử dụng đất manh mún, hiệu quả thấp. Do đó cần giải quyết hài hòa với giải pháp cơ cấu lại đất đai, lao động theo hướng giảm dần, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với quy mô sản xuất lớn. Chính phủ cũng nên xem xét sớm ban hành quy định cụ thể sao cho người chủ sử dụng đất góp vốn sản xuất kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất của mình. Cần có cơ chế chính sách đủ mạnh để phát triển công nghiệp phụ trợ và bỏ cơ chế doanh nghiệp nhà nước trực thuộc các bộ, ngành như hiện nay.

 

 

                                                         Bích Ngọc

                      Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp

 

 

Các tin khác


Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục