Lễ hội Đền Hùng tổ chức hàng năm với sự hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của đông đảo nhân dân  trong và ngoài nước đến dự. Ảnh: T.L

Lễ hội Đền Hùng tổ chức hàng năm với sự hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của đông đảo nhân dân trong và ngoài nước đến dự. Ảnh: T.L

(HBĐT) - Từ xa xưa trong tâm thức của người dân Việt luôn âm vang một câu ca: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Để nhắc nhở về cội nguồn, về đạo lý thủy chung phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lâu đời và bền vững của dân tộc Việt Nam. Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, cả dân tộc lại hướng về đất tổ Hùng Vương-Phú Thọ. Đức quốc Tổ Hùng Vương đã có công dựng lên nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên có chủ quyền.

 

Con cháu đất Việt từng bước chân lần qua 525 bậc đá đã nhẵn theo năm tháng là đến đền Thượng, lòng ta bỗng lâng lâng, rạo rực trước bức hoành phi rực rỡ bốn chữ vàng “Nam quốc sơn hà” lời tuyên ngôn của cha ông ta đã khẳng định từ ngàn xưa non sông ta, chủ quyền ta một cõi trời nam mà không kẻ thù nào xâm phạm được. Những truyền thuyết dân gian nhằm củng cố nhận thức về nguồn gốc dân tộc (cha rồng, mẹ tiên) truyền thống chống ngoại xâm (Thánh Gióng) truyền thống lao động đấu tranh với thiên nhiên (Mai An Tiêm hay Sơn Tinh, Thủy Tinh) đã tạo dựng trong tiềm thức mọi người dân Việt Nam về một thời đại các Vua Hùng dựng nước. Đến nay, theo thống kê cả nước có tới 1.417 địa điểm có tục thờ cúng Hùng Vương hoặc các nhân vật có liên quan.  

Thực tiễn của công cuộc vận động cách mạng nói chung, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng đã đúc kết thành một tư tưởng lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện trong lời căn dặn các chiến sĩ đại đoàn quân Tiên Phong ngay bên thềm đền Hùng trước khi vào tiếp quản thủ đô (tháng 10/1954).  

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước  

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.  

Tư tưởng đó là sự tiếp nối một phương thức huy động nguồn lực quá khứ để phấn đấu cho một mục tiêu chính nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp giữ nước. Trong tình hình thực tiẽn của đất nước hôm nay, tư tưởng bành trướng tham lam muốn chiếm đoạt vùng biển, vùng biên cương của Tổ quốc thì lời Bác dạy càng nhắc nhở các thế hệ hôm nay bên cạnh kẻ thù nhòm ngó và các thế hệ mai sau phải bền gan chung lòng, mài sắc ý chí giữ gìn đất nước. Điều đó đòi hỏi chúng ta, con lạc, cháu hồng cùng chung cội nguồn phải bình tĩnh, tỉnh táo nhưng phải rất kiên cường đấu tranh lấy sức mạnh chân lý “không có gì quý hơn độc lập, tự do” dựa trên luật pháp quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.  

Từ năm đầu của thế kỷ XXI với Nghị định 82 ngày 6/11/2001, Chính phủ quyết định ngày giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trọng thể theo nghi thức Nhà nước là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc, lễ trọng bậc nhất của quốc gia. Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 11 đã iểu quyết thông qua Điều 73 cho phép ngươi lao động được nghỉ ngày mồng 10 tháng 3 ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đó là điều kiện tốt, động lực tinh thần để con cháu Lạc, Hồng, nhân dân cả nước hướng về cọi nguồn tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết dân tộc.  

Nhân dân tư tự hào, năm nay giỗ Tổ Hùng Vương được đón nhận bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và bằng công nhận “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Nhớ lại từ những ngày đầu Cách mạng tháng 8 vừa thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, Bác Hồ, vị Chủ tịch nước đã đến dự ngày Tổ Hùng Vương đầu tiên ngày 11/4/1945 với các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên ở quảng trường khu học xa Việt Nam. Chính vào thời điểm lịch sử đầy thử thách đó, lòng tự hào và truyền thống dân tộc đã được Bác thắp lên trở thành một nguồn lực tinh thần mạnh mẽ cho cả dân tộc bước vào một thời kỳ mới, một sự nghiệp lớn lao là giữ nước.

Giỗ Tổ Hùng Vương mang tầm vóc lễ trọng bậc nhất quốc gia đã trở thành chất gắn kết tinh thần của một quốc gia đa dân tộc và tôn giáo. Đó cũng là một quá trình kết tinh di sản phi vật thể có giá trị hàng đầu của nền văn hóa dân tộc Việt Nam mà ông cha ta đã gửi gắm qua đôi câu đối khắc ghi tại đền Hùng.  

“Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Đà non nước vẫn quy về đất tổ văn minh đang buổi mới, con Hồng, cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.  

 

                                                             Văn song (T.T.V)

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục