Ngày càng xuất hiện thêm những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước. Trong ảnh: Đồng chí Bùi Văn Lục (thứ ba từ trái sang), dự bị động viên tình nguyện hiến hơn 900 m2 đất làm đường giao thông nông thôn tại xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy.

Ngày càng xuất hiện thêm những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước. Trong ảnh: Đồng chí Bùi Văn Lục (thứ ba từ trái sang), dự bị động viên tình nguyện hiến hơn 900 m2 đất làm đường giao thông nông thôn tại xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy.

(HBĐT) - Trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về công tác thi đua - khen thưởng, nhân dịp UBND tỉnh đang phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích Kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, đồng chí Bùi Văn Luyến, PGĐ Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng TĐ -KT tỉnh, Trưởng Ban TĐ-KT tỉnh cho rằng: Cần tiếp tục đổi mới TĐ-KT, hướng tới tính thực chất, xây dựng những cá nhân, tập thể thực sự là điển hình để nhân ra diện rộng, tạo động lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.

 

 

P.V: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật của công tác thi đua khen thưởng tỉnh ta trong thời gian qua?

 

Đồng chí Bùi Văn Luyến: Những thành tựu KT-XH của tỉnh đã đạt được luôn gắn liền với sự đóng góp của tích cực của các phong trào thi đua yêu nước. Công tác TĐ-KT của tỉnh được triển khai nghiêm túc, có nhiều đổi mới, phát triển cả bề rộng và chiều sâu, ngày càng thiết thực và thu được hiệu quả cao, thực sự là động lực phát triển, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN và TTATXH trên địa bàn. Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng năm 2012, tỉnh ta đã hoàn thành cơ bản và toàn diện các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Tăng trưởng kinh tế đạt 10,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,65%. Thu nhập bình quân đầu người 17,7 triệu đồng/người. Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn. Sản xuất công nghiệp có chuyến biến mới. Xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng khá. Kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Hoạt động tài chính, ngân hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn. Thu NSNN vượt chỉ tiêu của Chính phủ và HĐND tỉnh đề ra. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, thu hút nguồn vốn FDI đạt 174 triệu USD, lớn nhất từ trước tới nay. Các lĩnh vực: VH-XH, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Tỉnh ta có tỷ lệ người tham gia BHYT toàn dân cao so với tỷ lệ bình quân cả nước; về đích sớm mục tiêu đạt chuẩn PCGDMN trẻ em 5 tuổi ở giai đoạn I của kế hoạch 5 năm (2010-2015); ngành GD-ĐT là đơn vị duy nhất của toàn quốc hoàn thành xuất sắc 16/16 lĩnh vực công tác. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng được nâng cao. Chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, QP-AN được giữ vững, tệ nạn xã hội được kiềm chế. Thông qua phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể cá nhân hoàn thành xuất xuất sắc nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực công tác được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh khen thưởng.

 

P.V: Thưa đồng chí, có nhiều ý kiến cho rằng công tác TĐ-KT vẫn còn tính hình thức và chưa thực sự tạo những động lực mạnh mẽ cho phong trào thi đua yêu nước?

 

Đồng chí Bùi Văn Luyến: Công tác thi TĐKT của tỉnh vẫn còn những yếu kém, đó là: Phong trào thi đua ở một số cơ quan, đơn vị chưa được duy trì thường xuyên. Việc phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến còn chậm, sơ kết rút kinh nghiệm có nơi, có phong trào chưa được quan tâm kịp thời. Công tác khen thưởng chưa đều giữa các ngành nghề, xét chọn diện khen thưởng ở một số đơn vị chưa chặt chẽ, chưa xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng, nhận rộng các điển hình tiên tiến. Công tác TĐ-KT ở một số đơn vị, địa phương còn mang tính hình thức. Việc chủ động bình xét đánh giá thi đua có lúc còn nể nang, tiêu chuẩn, tiêu chí ít được lượng hóa. Công tác phối hợp giữa chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua còn chưa được thường xuyên. Thực tế trong công tác TĐ-KT, có lúc đã nặng về khen thưởng mà chưa chú trọng nhiều đến thi đua, vẫn còn tình trạng khen thưởng  luân phiên, thiếu tính tiêu biểu... Như vậy, xét ở khía cạnh nào đó sẽ làm triệt tiêu động lực thi đua.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết, những định hướng triển khai phong trào thi đua gắn với phát động phong trào thi đua lập thành tích Kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc của tỉnh ta?

 

Đồng chí Bùi Văn Luyến: Thi đua yêu nước là một tư tưởng lớn của Bác Hồ, nó mang tính cách mạng, tính nhân văn sâu sắc và có giá trị thực tiễn to lớn, lâu dài, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn. Trên cơ sở những chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch hướng dẫn của Hội đồng TĐ-KT T.Ư, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước thực hiện chủ đề “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua Hòa Bình chung sức xây dựng NTM và tiếp tục Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH năm 2013. Công tác TĐ-KT phải được tiến hành đồng thời và là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, cần hướng tới tính thực chất, không dàn trải, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng, đánh giá nghiêm túc, công tâm và thực chất nhằm kịp thời phát hiện, biểu dương, khích lệ những điển hình tiên tiến, xuất sắc trong cuộc sống, lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển KT-XH ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Thi đua là những hành động cụ thể, những nỗ lực, cố gắng hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao. Đối với công tác TĐ-KT, phải làm cho người được khen thưởng cảm thấy vinh dự, tự hào, người chưa được khen thưởng có thêm động lực phấn đấu, từ đó phát triển nhân rộng điển hình tiên tiến, những nhân tố mới trên mọi lĩnh vực, đưa phong trào thi đua trở thành hành động cách mạng thiết thực và hiệu quả, tạo động lực mới, phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất các chỉ tiêu KT-XH.

 

Hiện nay, các cấp ngành, địa phương, cơ quan đơn vị đang tích cực hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, thời gian từ đầu tháng 4/2013 đến ngày 11/6/2013. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các hoạt động kỷ niệm phải bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng toàn diện phong trào thi đua yêu nước cả về nội dung, hình thức, kết hợp với giáo dục truyền thống thi đua yêu nước, tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về TĐ-KT, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng ngày càng nhiều hơn những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị phấn đấu thi đua thực hiện ở mức cao nhất các chỉ tiêu KT-XH năm 2013. 

 

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

 

 

                                                                        P.V (thực hiện)

 

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục