Toàn cảnh kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011- 2016.

Toàn cảnh kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011- 2016.

(HBĐT) - Tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XV vừa qua, cùng với việc trả lời những nội dung do đại biểu HĐND tỉnh chất vấn liên quan đến các lĩnh vực TN-MT, Y tế, quản lý các dự án đầu tư, tại kỳ họp cũng có nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp vào những giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh năm 2014 và những năm tiếp theo. Báo Hòa Bình tóm lược các nội dung chính và giới thiệu cùng bạn đọc.

 

Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư sản xuất rau, hoa quả giống cây trồng công nghệ cao tại xã Quyết Chiến, Tân Lạc

     

         Đồng chí Bùi Hải Quang – Giám đốc Sở KH&ĐT trả lời chất vấn.

Công ty CP công nghệ nông lâm Vạn Thành (Quyết Chiến - Tân Lạc) được UBND tỉnh cho phép thực hiện dự án sản xuất rau, hoa quả, giống cây trồng công nghệ cao tại văn bản số 751/UB-CN ngày 9/6/2003, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 11/2003/UĐĐT-UB ngày 15/10/2003. Mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng trung tâm công nghệ cao sản xuất giống cây trồng; xây dựng mô hình sản xuất giống và ra quả thương phẩm; xây dựng khu bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Dự án có quy mô đầu tư trên diện tích 31,5ha. Trong đó diện tích sản xuất rau, hoa 19,5 ha, sản xuất giống cây lâm nghiệp 10 ha, xây dựng nhà xưởng 2 ha. Tổn vốn đầu tư 10 tỷ đồng. Thời gian thực hiện 50 năm. Thời gian XDCB và sản xuất thử từ 2003 đến 2005.

Qua thanh tra cho thấy quá trình quản lý, thực hiện dự án Công ty CP công nghệ nông lâm Vạn Thành không thực hiện nghĩa vụ của Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Cụ thể: không thực hiện đúng nội dung dự án đã đăng ký và Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Không thực hiện đúng quy định về kế toán, bảo hiểm, lao động. Dự án chậm tiến độ so với tiến độ thực hiện dự án quy định tại văn bản cho phép thực hiện và Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, vi phạm Khoản 2, Điều 64 và Khoản 2, Điều 65 Luật Đầu tư; Điểm a, Khoản 2, Điều 68 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Theo đó, ngày 13/6/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 814/QĐ-UBND về chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư sản xuất rau, hoa quả, giống cây trồng công nghệ cao tại xã Quyết Chiến, Tân Lạc do Công ty CP công nghệ nông lâm Vạn Thành làm chủ đầu tư và nộp bản gốc các văn bản số 751/UB-CN ngày 9/6/2003 và Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho sở KH&ĐT; Thực hiện các thủ tục về quyền và nghĩa vụ tài chính, tài sản, lao động và các thủ tục khác liên quan theo quy định của pháp luật. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên qua xem xét, đề xuất xử lý số chi phí Công ty CP công nghệ nông lâm Vạn Thành đã đầu tư vào dự án theo quy định; Sở TN-MT thực hiện thu hồi, giao đất quản lý theo quy định; Cục thuế chỉ đạo thực hiện rà soát, xử lý truy thu thuế và các khoản phải nộp ngân sách của Công ty CP công nghệ nông lâm Vạn Thành theo quy định; UBND huyện Tân Lạc thực hiện với nhân dân trong khu vực dự án về Quyết định chấm dứt hoạt động của dự án.

 

 

Thanh tra toàn diện về tình trạng ô nhiễm mô trường các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh

 

        

          Đồng chí  Đinh Văn Hòa - Giám đốc sở TN-MT trả lời chất vấn.

 

Công ty TNHH Xi măng Trung Sơn (nay là Vĩnh Sơn) được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 27/6/2008. Công ty chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2011. Theo quy định về pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT), trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức phải xây lắp vận hành các công trình xử lý chất thải và phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, xác nhận. Từ năm 2011, đến tháng 6/2013, Sở TN-MT đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra,  kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về BVMT tại Công ty và đã 2 lần gửi Thông báo yêu cầu Công ty nghiêm túc thực hiện những tồn tại về lĩnh vực TN-MT trong quá trình SX-KD, gồm: hoàn thiện hồ sơ báo cáo việc xây dựng, vận hành và hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận đã thực hiện các công trình, biện pháp BVMT theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt trình cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xác nhận. Vận hành thường xuyên hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là xử lý nước thải, khí thải, bụi, độ rung, tiếng ồn đảm bảo quy chuẩn Việt Nam về môi trường mới được thải ra môi trường để không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, trồng bổ sung cây xanh trong khu vực khuôn viên nhà máy để giảm thiểu tiếng ồn, bụi phát tán ra môi trường xung quanh. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung khác có liên quan về công tác BVMT theo quy định của pháp luật. Ngày 20/9/2013, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tiến hành khảo sát trực tiếp tại nhà máy, qua đó xác định Nhà máy xi Măng Vĩnh Sơn vẫn tái diễn những vi phạm về môi trường, ảnh hướng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn và đã có văn bản kiến nghị với Nhà máy và các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương.

 

Mặc dù đã nhiều lần kiểm tra, giám sát, nhưng đến nay Nhà máy xi măng Vĩnh Sơn vẫn chưa khắc phục những tồn tại, chưa thực hiện những cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt nên đã xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài. Qua đó, Sở TN-MT nhận thấy trong đó có trách nhiệm của mình trong công tác quản lý về môi trường đối với những sai phạm của Công ty, đó là chưa đôn đốc, kiểm tra kịp thời việc chấp hàn của Công ty đối với các kết luận của đoàn kiểm tra và chưa có biện pháp xử lý kiên quyết về sai phạm gây ô nhiễm môi trường do Công ty gây ra. Để khắc phục dứt điển tình trạng trên, Sở TN-MT đã xây dựng Kế hoạch thanh tra toàn diện đối với các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh vào quý I/2014, trong đó có Nhà máy xi măng Vĩnh Sơn. Nếu Công ty tiếp tục tái phạm, Sở TN-MT sẽ xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với UBND tỉnh tạm dừng hoạt động của nhà máy cho đến khi hoàn thành công trình xử lý môi trường đạt chuẩn.

 

 

Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu ở cấp xã và thực hiệu hiệu quả đề án đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở

 

        

            Đồng chí Trần Quang Khánh - Giám đốc Sở Y tế trả lời chất vấn.

    

Trong thực tế, nhiều trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh trong tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp nhưng thiếu kinh phí để cải tạo nâng cấp. Công năng sử dụng còn hạn chế do thiếu nhân lực và thiết bị. Nguồn nhân lực mới đủ về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, còn thiếu bác sỹ, y sỹ... Đội ngũ y bác sỹ chưa được thường xuyên cập nhật kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực quản lý chuyên môn chưa cao. Kinh phí, ngân sách cho hoạt động y tế còn hạn chế, thực lực xã hội hóa công tác y tế chưa nhiều. Nhu cầu khám - chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng khám chữa - bệnh ban đầu ở cấp xã, phường, thị trấn cần phải triển khai các giải pháp: đầu tư tương xứng về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất,  trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao; có chính sách thiết thực, hữu hiệu tăng cường bác sỹ về công tác tại xã, kết hợp theo hình thức luân chuyển; mở rộng phạm vi chuyên môn, kỹ thuật được thực hiện tại trạm y tế; tăng cường khám chữa bệnh BHYT tại trạm, giảm các khoản đồng chi trả.

 

Thực hiện Đề án đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cở sở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2020, theo Nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND,  từ năm 2011 đến nay, tỉnh ta đã cử 80 thí sinh theo học, gồm đào tạo chính quy theo địa chỉ 29 người, đào tạo liên thông 51 người. Các thí sinh đã được ngân sách hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo và phải cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ công tác 15 năm tại cơ sở y tế của tỉnh. Ngoài ra, Nghị quyết số 151 đã hỗ trợ cho đào tạo liên thông của dự án hợp tác với Vương quốc Bỉ cho 41 người trong 2 năm cuối của chương trình đào tạo. Như vậy, thông qua thực hiện Đề án, đến năm 2019 tỉnh ta sẽ đào tạo được 121 bác sỹ, dược sĩ. Để nâng cao hơn nữa việc thực hiện Đề án đề nghị các cấp có thẩm quyền xem  xét nâng mức hỗ trợ kinh phí đào tạo từ 50% lên 100%; sử dụng một phần kinh phí của Đề án để thu hút bác sỹ, dược sỹ chính quy về công tác tại tỉnh; mở rộng đối tượng đào tạo cho tuyến tỉnh, vì từ khi thực hiện đến nay, Đề án hiện mới chỉ áp dụng cho y tế tuyến huyện và xã.

 

 

Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh yếu tố quan trọng nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh

 

                       

                Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP 26/3.

 

Để kế hoạch phát triển KT-XH năm 2014 hoàn thành và đem lại kết quả cao, việc tập trung vào công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chỉ đạo SX-KD là yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh. Theo báo cáo, năm 2013, tình hình thu hút đầu tư vào tỉnh gặp nhiều khó khăn, số dự án đầu tư mới giảm, nhiều dự án đang đầu tư thực hiện không đảm bảo tiến độ đăng ký. Thực tế cho thấy, ngoài những nguyên nhân khách quan như suy giảm của nền kinh tế, sự tác động của các giải pháp kiềm chế lạm phát và chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ của Chính phủ thì còn có một số nguyên nhân chủ quan, đó là: môi trường đầu tư chưa thực sự thông thoáng; cơ chế phối hợp giữa các ngành và địa phương còn nhiều vướng mắc; việc xin ý kiến các ngành và địa phương khi làm thủ tục đầu tư còn phiền hà; công tác CCHC chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn; chất lượng công vụ còn hạn chế...Để nâng cao chất lượng môi trường đầu tư và chỉ số cạnh tranh của tỉnh, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt việc cải thiện môi trường đầu tư bằng các khâu đột phá sau: Quy định lại cơ chế phối hợp giữa các ngành và địa phương liên quan; quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan khi tham gia giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư vào địa phương; công khai, minh bạch các quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan để các tổ chức, cá nhân nắm vững qua các phưng tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại nơi giao dịch, tiếp nhận hồ sơ; nghiên cứu và sớm thành lập cơ quan chuyên trách làm công tác xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp theo mô hình xã hội hóa. Đây phải là cơ quan có tính chuyên nghiệp cao, thực hiện theo nguyên tắc “tiền đăng, hậu kiểm”. Các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân phối hợp làm tốt công tác xúc tiến đầu tư có năng lực thực sự. Tập trung khai thác các nguồn lực để xã hội hóa từ các tổ chức như Hiệp hội doanh nghiệp, Liên hiệp hội KHKT, Hội Luật gia cùng một số cá nhân có khả năng và chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và pháp luật.

 

Bên cạnh đó, đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành chính sách để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tập trung vào một số cây, con, chủ lực ở địa phương để tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao làm vùng cung cấp cho Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, có chính sách, cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư SX-KD và thành lập doanh nghiệp hoặc mở Chi nhánh văn phòng tại tỉnh. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch vì đây là một thế mạnh của tỉnh và đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong trường hợp có một số doanh nghiệp làm du lịch kém hiệu quả mà phải tái cấu trúc, chuyển nhượng cổ đông chiến lược, tỉnh nên có chính sách đặc biệt để khuyến khích các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp này. Các cổ đông lớn thực hiện việc tái cấu trúc và nhận chuyển nhượng cổ phần chi phối thì được coi như các dự án đầu tư mới và được hưởng các chính sách ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư có năng lực thực sự vào chia sẻ, giúp đỡ các doanh nghiệp còn khó khăn ở địa phương.

 

 

 

 

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục