Nhờ lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án, kết cấu hạ tầng nông thôn ở Kỳ Sơn từng bước được đầu tư và phát huy hiệu quả.

Nhờ lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án, kết cấu hạ tầng nông thôn ở Kỳ Sơn từng bước được đầu tư và phát huy hiệu quả.

(HBĐT) - Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện XDNTM, huyện Kỳ Sơn đã đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Về giao thông đã cứng hóa được 18.703 m đường GTNT. Hệ thống thủy lợi được tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp đã cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu trong SX.

 

Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, củng cố, nâng cấp cơ bản đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho SX và đời sống dân sinh. Mạng lưới bưu chính, viễn thông từng bước được cải thiện, hiện 9 xã có bưu điện văn hóa xã, 7 xã có Intenet đến thôn, 100% hộ dân có phương tiện nghe, nhìn. Trường học các cấp, trạm y tế, NVH xóm, bản tiếp tục được quan tâm đầu tư. Việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân cũng được chú trọng. Thông qua các nguồn vốn, huyện Kỳ Sơn đã tập trung hỗ trợ cho các địa phương phát triển các mô hình kinh tế, khuyến khích SX như: mô hình chăn nuôi lợn nái cho 85 hộ thuộc 5 xóm ở xã Hợp Thành tham gia; trồng ngô lai, mướp đắng, ớt chỉ thiên tại 2 xã Hợp Thành, Hợp Thịnh; trồng ngô, mía với thu nhập 50 triệu đồng/ha tại 2 xóm Dối, Bình Tiến (Dân Hạ). Từ đó các xã trên địa bàn huyện đã có bước chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị SX và thu nhập. Các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội được đảm bảo. Các hình thức tổ chức SX được đổi mới và phát triển có hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 2 xã đạt 13 tiêu chí là Hợp Thịnh, Mông Hóa; 3 xã gồm Phúc Tiến, Hợp Thành, Dân Hạ đạt 9 tiêu chí và 4 xã còn lại là Dân Hòa, Phú Minh, Yên Quang, Độc Lập đạt từ 5-7 tiêu chí.

 

Cùng với những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện chương trình XDNTM ở Kỳ Sơn cũng đã phát sinh nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Đến nay, quy hoạch XDNTM của huyện và xã đã được phê duyệt, tuy nhiên không chỉ thiếu kinh phí để thực hiện mà nhiều công trình chưa thể triển khai xây dựng được như chợ, NVH xã, SVĐ với diện tích từ 10-15 ha/xã vì liên quan đến đất đang canh tác lúa. Vấn đề này các xã và huyện đều đã có văn bản kiến nghị nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền trả lời. Việc chuẩn hóa đổi ngũ cán bộ cấp xã cũng gặp nhiều khó khăn vì hiện tại không ít cán bộ chủ chốt ở các xã là do dân cử, dân bầu. Trong đó có những cán bộ có uy tín nhưng lại không có bằng cấp. Thực trạng đó khiến các địa phương lúng túng trong việc thay thế nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ vì hiện tại chưa có cơ chế, chính sách cho đối tượng này. Việc dồn điền, đổi thửa cũng bộc lộ không ít bất cập, nhất là kinh phí phục vụ việc đo vẽ, cắm mốc và cấp lại GCNQSD đất nếu đo đạc chính quy và hoàn tất các thủ tục sẽ tiêu tốn khoảng 2 tỷ đồng/xã. Về vấn đề này, đại diện cơ quan thường trực BCĐ XDNTM huyện kiến nghị: Nếu được phép của cấp có thẩm quyền, phòng NN& PTNT huyện xây dựng kế hoạch phối hợp với Phòng TN-MT huyện triển khai theo phương pháp truyền thống chỉ cần kinh phí 100 triệu đồng/xã cũng sẽ hoàn thành đảm bảo chính xác, đầy đủ, đúng quy trình, thủ  tục theo quy định. Công tác thanh - quyết toán nguồn vốn của chương trình cũng gặp nhiều khó khăn vì đến nay vẫn chưa có quy định về cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng NTM nên từ khi triển khai thực hiện đến nay vẫn phải thực hiện  theo quy chế quản lý đầu tư chung. Trong khi nguồn vốn từ chương trình thấp lại do nhân dân làm là chính. BCĐ các xã kiến nghị, thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư chung phải mất khoảng 25% kinh phí cho khảo sát, thiết kế, giám sát nhưng thực hiện phương thức quản lý của dự án Fisat là trao quyền tất cả cho cộng đồng. Theo đó, các công trình vẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ và đặc biệt là tiết kiệm được gần 50% kinh phí. Đơn cử bê tông hóa đường nội đồng, nếu áp dụng cơ chế chương trình XDNTM, 1 km phải mất khoảng 850 triệu đồng nhưng áp dụng cơ chế của dự án Fisat chỉ mất khoảng 450 triệu đồng.

 

Đồng chí Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, năm nay, huyện tiếp tục triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện XDNTM trên địa bàn. Đó là huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, DN, đơn vị trên địa bàn cùng chung tay XDNTM. Huy động đội ngũ cán bộ có năng lực tập trung nghiên cứu các đề tài về phát triển SX TTCN, thương mại, dịch vụ, đặc biệt là các mô hình SX gắn với thị trường tiêu thụ để triển khai. Hy vọng với sự đồng lòng của nhân dân và sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan, đơn vị, DN và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, vướng mắc, huyện Kỳ Sơn sẽ đạt các tiêu chí XDNTM trong thời gian sớm nhất.

 

 

                                                                           Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục