Cơ sở vật chất trường học các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc từng bước được quan tâm đầu tư tạo thuận lợi cho con em đến trường. Ảnh: Học sinh trường tiểu học xã Do Nhân (Tân Lạc) trong giờ ngoại khoá tại phòng đọc của trường.

Cơ sở vật chất trường học các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc từng bước được quan tâm đầu tư tạo thuận lợi cho con em đến trường. Ảnh: Học sinh trường tiểu học xã Do Nhân (Tân Lạc) trong giờ ngoại khoá tại phòng đọc của trường.

(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện chính sách dân tộc, toàn tỉnh đã đầu tư trên 1.200 công trình thiết yếu phục vụ đồng bào dân tộc tại các vùng, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hỗ trợ trên 2 vạn hộ gia đình làm nhà ở, xóa nhà dột nát, xây dựng 26 trung tâm cụm xã...

 

Thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2013 đã triển khai xây dựng 161 công trình bao gồm trường học và các hạng mục phụ trợ, giao thông, điện, thuỷ lợi, y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, nước sinh hoạt với tổng vốn đầu tư gần 90 tỉ đồng. Năm 2014, tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư với tổng vốn kế hoạch gần 120 tỉ đồng; đầu tư 8 tỉ đồng xây dựng 11 công trình nước sinh hoạt tập trung. Trong chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh - định cư, năm 2013 đã đầu tư 4 hạng mục phụ trợ cho điểm định canh - định cư khu suối Kẻ, xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) trị giá trên 6,4 tỉ đồng, ngoài ra hỗ trợ giống, kỹ thuật cho các hộ dân giá trị 30 triệu đồng. Năm nay triển khai xây dựng điểm định canh - định cư tập trung khu vực bãi Nghia, xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) với tổng vốn kế hoạch giao 13 tỷ đồng đền bù GPMB và đầu tư xây dựng 5 công trình cơ sở hạ tầng. Đến nay, giá trị khối lượng thực hiện đạt khoảng 40% kế hoạch, đã giải ngân 4,1 tỉ đồng, đạt 31,5% kế hoạch. Trong năm qua, đã có 40.629 hộ với 166.743 khẩu thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thu hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp với giá trị thực hiện 17, 3 tỉ đồng, toàn tỉnh đã cấp 295.890 kg muối cho 23.624 hộ với giá trị giải ngân trên 2,26 tỉ đồng. Tiếp tục triển khai chính sách trong năm  nay, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các huyện rà soát tổng hợp số hộ, khẩu nghèo thuộc đối tượng được thụ hưởng gồm 33.658 hộ, 137.803 khẩu với tổng kinh phí được phân bổ 13 tỷ đồng. Trong đó, cấp hỗ trợ muối iốt và bột canh iốt 1,84 tỉ đồng, cấp hỗ trợ giống cây trồng 11,33 tỉ đồng. Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với nhiều ưu đãi đã tạo điều kiện để các hộ dân có nguồn vốn từng bước đầu tư phát triển kinh tế. Từ năm 2007-2012, mức vay 5 triệu đồng/hộ, lãi suất 0%; từ năm 2013, mức vay 8 triệu đồng/hộ, lãi suất 0,1%. Đến thời điểm tháng 5, dư nợ cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại Ngân hàng CSXH tỉnh 11,83 tỉ đồng với 2.082 hộ còn dư nợ. Trong năm nay, có 5.037 hộ có nhu cầu vay vốn với tổng kinh phí 40,29 tỉ đồng. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền sâu rộng tới vùng đồng bào dân tộc, người dân được phổ biến, chuyển giao KH-KT trong sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn. Với việc triển khai các chương trình, dự án công khai, dân chủ từ cơ sở, đầu tư đúng mục đích, đối tượng đã tạo được lòng tin và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân về tính thiết thực, hiệu quả của chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

 

Với trên 70% dân số toàn tỉnh là người dân tộc thiểu số sinh sống ở những địa bàn khó khăn, 37% xã trên địa bàn thuộc diện đầu tư hỗ trợ theo Chương trình 135, thông qua đầu tư của các chương trình, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn địa bàn vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn ở tỉnh ta. Toàn tỉnh đã có 23 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn I, 11 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II... Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã thuộc Chương trình 135 giảm nhanh, trung bình giảm 6,1%/năm, đầu năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo 52,74%, đến năm 2010 giảm còn 22%. Theo tiêu chí mới, năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo 50,7%, đến cuối năm 2013 giảm còn 39%. Mức thu nhập bình quân chung trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn đạt 6,5 triệu đồng/người/năm.

 

 

                                                              Hà Thu

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục