Thị trấn Cao Phong có 128 ha mía, hiện đang trong quá trình xây dựng thương hiệu, góp phần phát huy lợi thế đặc sản địa phương.

Thị trấn Cao Phong có 128 ha mía, hiện đang trong quá trình xây dựng thương hiệu, góp phần phát huy lợi thế đặc sản địa phương.

(HBĐT) - Những năm gần đây, sản phẩm cam Cao Phong đã tạo niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng, được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh đón nhận. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cây cam đã gắn bó với đồng đất nơi đây, là một trong những loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy KT-XH trên địa bàn phát triển.

 

Ông Nguyễn Hồng Thuỷ, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong cho biết: Trước đây, từ những năm 1964, cây cam đã được trồng trên đất Cao Phong để xuất khẩu đi các nước Đông âu. Từ năm 1995, nhân dân thị trấn tập trung đầu tư phát triển cây cam theo xu hướng hàng hóa với các loại cam truyền thống như Xã Đoài. Dưới tác động của cơ chế thị trường, nhân dân được giao đất, vườn ổn định, nhất là sau khi Huyện uỷ Cao Phong ban hành Nghị quyết số 04 về phát triển cây ăn quả giai đoạn 2006 - 2011 và những năm tiếp theo, nhân dân đã yên tâm đầu tư sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng ổn định, nâng cao năng suất. Nhiều giống cam có giá trị kinh tế được đưa vào thâm canh như cam CS1, cam Canh, V2, quýt ôn Châu, cho thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 3 (âm lịch) năm sau.

 

Thị trấn hiện có diện tích trồng cam trên 550 ha, trong đó có 377 ha cam kinh doanh, hơn 100 ha cam trồng mới với trên 430 hộ dân trồng cam. Điều đáng ghi nhận là nhân dân thị trấn hết sức năng động, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén trong phát triển kinh tế, luôn tìm tòi, sáng tạo trong lao động, sản xuất để mang lại giá trị kinh tế, lợi nhuận cao. Khi nghe thông tin về các loại cây giống ở nơi nào tốt là sẵn sàng tổ chức tìm hiểu, mua giống về trồng thử nghiệm ở đồng đất của mình. Nhiều hộ đầu tư lớn cho đất đai ,việc chăm sóc vườn cam như lắp đặt hệ thống tưới nước lên đến 200 triệu đồng. Nhiều hộ đã tổ chức liên kết sản xuất tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận, nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc cam để mở rộng sản xuất. Được sự quan tâm phối hợp của Trung tâm nghiên cứu phát triển cây có múi (Bộ NN&PTNT), Viện rau quả T.Ư, Công ty TNHHMTV Cao Phong thực hiện khảo nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn; tổ chức các hội nghị tư vấn, chuyển giao KH-CN để các nhà cung cấp giới thiệu sản phẩm, qua đó, bà con cùng trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác cam. Bên cạnh đó, hàng năm thị trấn còn tổ chức các đoàn đi thăm quan, tìm hiểu mô hình trồng cam tại các vùng cam có tiếng như Hà Giang, Vinh... Từ đó góp phần nâng cao sản lượng, giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác. Bình quân mỗi ha cam kinh doanh cho thu từ 600-700 triệu đồng, cá biệt có những vườn cho thu hoạch 1 tỷ đồng /ha trở lên. Năm  nay, sản lượng cam thị trấn đạt trên 14.000 tấn. Tiêu biểu như hộ gia đình các ông, bà: Tạ Đình Đào - khu 5B, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Thế Bình - khu 4, Bùi Cảnh Hưng - khu 3, Đặng Thị Thu - khu 2, Nguyễn Thế Sơn, Nguyễn Văn Tiến, khu 3... Hiện nay, diện tích đất trồng cam của thị trấn gần như đã phủ kín, nhiều hộ gia đình đã thực hiện liên kết với các xã trong và ngoài địa bàn mở rộng diện tích trồng cam với khoảng trên 100 ha.

 

Bên cạnh cây cam, mía tím cũng là loại cây đặc sản được biết tiếng từ lâu. Toàn thị trấn hiện có 128 ha mía với thu nhập bình quân từ 160 -170 triệu đồng/ha, mang lại nguồn thu nhập cao gấp nhiều lần cây lúa. Hiện, sản phẩm cam Cao Phong đã xây dựng thương hiệu sản phẩm và đang xây dựng chỉ dẫn địa lý. Đối với sản phẩm mía tím đang trong quá trình xây dựng thương hiệu.

 

Ông Nguyễn Hồng Thuỷ cho biết thêm: Từ cây cam, thị trấn xác định đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đến nay, thị trấn không còn hộ đói, hộ nghèo còn không đáng kể (chiếm 0,9%). Định hướng trong thời gian tới, phát huy thế mạnh sẵn có tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04 của Huyện uỷ, tuyên truyền, vận động nhân dân yên tâm ổn định sản xuất để đầu tư chiều sâu nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; chủ động phá bỏ các vườn tạp, manh mún, năng suất thấp, thay thế các giống cam đảm bảo có sản phẩm thu hoạch rải vụ kéo dài; tạo điều kiện tốt nhất cho người dân mở rộng quy mô trang trại, tiếp cận với các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất; quan tâm tập trung xây dựng chỉ dẫn địa lý quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP, giải pháp bao tiêu sản phẩm tạo thuận lợi đầu ra cho người trồng cam.

 

 

 

                                                                             Hà Thu

 

 

 

Các tin khác

Thừa uỷ quyền của Ban Bí thư T.Ư, đồng chí Nguyễn Văn Quynh, UVT.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức T.Ư đã trao Quyết định chuẩn y chức danh Phó Bí thư Tỉnh uỷ cho đồng chí Trần Đăng Ninh.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, TVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao thưởng cho các tác giả đoạt giải tại cuộc thi sáng tác về chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014.
Đảng ủy xã Yên Lạc (Yên Thủy) duy trì thường xuyên chế độ giao ban, nắm tình hình và xây dựng các nghị quyết lãnh đạo phát triển KT -XH hiệu quả

Trích ý kiến trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XV

(HBĐT) - Tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XV, lãnh đạo một số sở, ngành đã trả lời chất vất những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực KT -XH. Báo Hòa Bình trích đăng một số nội dung cử tri và nhân dân quan tâm.

Nhân rộng điển hình, mô hình hay trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sáng 28/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với UBND các huyện, thành phố sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 800 tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên BCĐ và UBND các huyện, thành phố.

Phát huy truyền thống, chú trọng xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh

(HBĐT) - Cách đây 85 năm, ngày 28/7/1929, tại số nhà 15, phố Hàng Nón (Hà Nội), Công hội đỏ Bắc Kỳ ra đời - tổ chức Công đoàn đầu tiên ở Việt Nam, tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày nay. Qua quá trình xây dựng và phát triển, Công đoàn Việt Nam nhiều lần thay đổi tên gọi theo từng giai đoạn lịch sử, song dưới sự lãnh đạo của Đảng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, Công đoàn Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước

(HBĐT) - Năm 2014 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, năm có nhiều ngày kỷ niệm trong đại của đất nước và kỷ niệm 85 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2014); năm tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội MTTQ lần thứ VIII; năm đầu tiên tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp mới tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.

5 đảng viên phải thi hành kỷ luật Đảng

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ Đảng quy định, 6 tháng đầu năm nay, UBKT các cấp huyện Đà Bắc đã tiến hành kiểm tra 5 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trong đó UBKT Huyện uỷ kiểm tra được 3 đồng chí, UBKT Đảng uỷ cơ sở kiểm tra 2 đồng chí.

Tấm lòng “Hiếu nghĩa bác ái” của Bác Hồ đối với thương binh - liệt sỹ

(HBĐT) - Kỷ niệm 67 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2014), nhớ lại những ngày đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thấu hiểu và đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực lao động - thương binh - xã hội. Tháng 7/1947, trong thư gửi Ban thường trực của BTC ngày thương binh toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý chọn ngày 27/7 hàng năm làm ngày thương binh - liệt sĩ toàn quốc để “tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái với thương binh - liệt sĩ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục