Đại biểu QH tỉnh thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội.
(HBĐT) - Ngày 21/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015; Kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2014; Dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2015. Thảo luận tại tổ số 6 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Cần Thơ; Đà Nẵng, Hưng Yên.
Tại phiên thảo luận, cơ bản các đại biểu nhất trí với báo cáo đánh giá của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2015. Theo số liệu báo cáo, trong năm 2014: đã có 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững. Bầy tỏ lo lắng trước tình hình nợ công, bội chi ngân sách, nợ xấu tăng cao…, các đại biểu cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp cụ thể để giảm nợ công; cắt giảm các khoản chi không cần thiết nhằm tiết kiệm chi ngân sách; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các đại biểu cũng đề nghị, Chính phủ cần quan tâm tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn vay cho các doanh nghiệp; thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà và cần có cơ chế, chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp phát triển; định hướng tổng thể chiến lược đầu vào, đầu ra cho các doanh nghiệp; thực hiện các chính sách kích cầu cho thị trường bất động sản…
Phát biểu tại tổ, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng: Việc kiềm chế lạm phát cần phải được phân tích kỹ, hiện nay do sức mua thấp, giá hàng hóa không cao đã là nguyên nhân ảnh hưởng tới sản xuất. Đại biểu đề nghị Chính phủ báo cáo tổng hợp các khoản phải thu về thuế, trong đó phân tích số nợ khó có khả năng thu hồi để có giải pháp đối với việc xử lý các khoản nợ, nếu khó khăn quá nên có biện pháp xóa nợ. Về nợ công tăng 26,2%: vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại. Theo số liệu báo cáo, việc phân tích là chưa đầy đủ cần xem xét và có đánh giá lại con số này. Về việc giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi có loại giảm đến 34%, giá thuốc chữa bệnh qua đấu thầu giảm bình quân 25 - 30%, điều này thể hiện sự quản lý thiếu chặt chẽ, dẫn đến hiệu quả không cao, gây lãng phí.
Vấn đề tăng lương: Đại biểu tán thành với việc cần thiết phải tăng lương cơ sở. Trong khi đó Chính phủ đã ban hành một số chính sách liên quan đến an sinh xã hội, tuy nhiên vẫn không tính hết đến nguồn. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tính toán để xây dựng dự toán cụ thể. Đề nghị giải pháp là giảm tối đa các mục tiêu về chi thường xuyên để tiết kiệm ngân sách tăng lương.
Đại biểu cũng cho rằng vấn đề quản lý chi đầu tư đã được cải thiện hơn trước. Hiện nay huy động vốn qua hình thức BOT thực hiện tương đối tốt. Đối với gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng, nếu đánh giá không thấy hiệu quả thì nên bỏ gói hỗ trợ này. Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, đề nghị có chiến lược, giải pháp riêng để thực hiện. Đề nghị Nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các địa phương, đặc biệt là tăng đầu tư cho các trường bán trú cho học sinh vùng cao.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua còn nhiều vụ việc đã xem xét giải quyết theo thẩm quyền nhưng người dân vẫn khiếu nại vượt cấp. Nhiều vụ việc, các vị ĐBQH chuyển đơn đề nghị xem xét giải quyết lại vụ việc, gây khó khăn cho các cấp chính quyền trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp đang rất khó khăn. Chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu, như việc thành lập công ty mua bán nợ để mua loại các khoản nợ xấu hiện nay, tuy nhiên căn cứ pháp lý để xử lý tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đang thực hiện nguyên tắc không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu mà các ngân hàng phải tự lo khoản tiền này. Xuất phát từ thực tiễn trên, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh kiến nghị ngành Ngân hàng cần có giải pháp để xử lý nợ xấu, vì chính xuất phát từ khoản nợ xấu này đã đẩy khó khăn sang cho doanh nghiệp.
Về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nguồn lực “dân số vàng” của nước ta còn sử dụng kém hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, việc tái nghèo diễn ra phổ biến. Trong những năm qua, các chính sách ban hành nhiều tuy nhiên nguồn lực không có để thực hiện..Về an ninh, trật tự còn diễn biến phức tạp. Một năm có tới 15 nghìn trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật, điều này là do hệ thống pháp luật của nước ta.
Đại biểu đề nghị, trong năm 2015 cần có giải pháp đó là: Khơi thông tạo lập thị trường, trong đó đặc biệt quan tâm thị trường vốn; Tích cực xử lý nợ xấu bằng các biện pháp quyết liệt; tích cực cải cách hành chính, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân; Quản lý chặt chi tiêu công; Quan tâm đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào nghèo.
Phát biểu vào kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2014 và phương án phân bổ ngân sách năm 2015, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đề nghị: Cần làm rõ cơ cấu nợ công và đưa ra các giải pháp xử lý; Đánh giá hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia; Chấn chỉnh kỷ luật tài chính, chống lãng phí. Cân nhắc các khoản chi; Cân nhắc phân bổ các chương trình mục tiêu quốc gia. Hiện nay, nhiều chương trình kém hiệu quả; Cần ưu tiên bố trí nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện khó khăn.
Bích Ngọc
(VP. Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh)
(HBĐT) - 9 tháng qua, các TCCS Đảng trong Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh đã đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng, xem xét, kết nạp đảng viên mới. Theo đó, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 158 quần chúng ưu tú vào Đảng.
Sáng 20-10, Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII đã khai mạc. Đây là kỳ họp đầu tiên được tổ chức tại Nhà Quốc hội - Hội trường Ba Đình mới. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, kỳ họp này có khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng.
(HBĐT) - Sáng 17/10, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy cho ý kiến vào tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và dự thảo Kết luận của BTV Tỉnh ủy về cơ chế, chính sách cho nghỉ việc đối với công chức cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2016-2020; Tờ trình về thí điểm sắp xếp tổ chức Trung tâm GDTX và Trung tâm dạy nghề cấp huyện; Tờ trình và dự thảo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 62-KL/TW, ngày 3/11/2009 của Bộ Chính trị về Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể CT-XH. Dự hội nghị có đại diện Văn phòng T.Ư Đảng, UBKT T.Ư, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
HBĐT) - Ngày 16/10, UBKT Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948 - 16/10/2014).
(HBĐT) - 9 tháng qua, BTV Huyện ủy Kỳ Sơn đã xét, chuẩn y kết nạp 113 quần chúng ưu tú vào Đảng, xét đề nghị tặng huy hiệu Đảng cho 95 đảng viên. Đến nay, Đảng bộ huyện có 2.908 đảng viên, gồm 2.762 đảng viên chính thức và 146 đảng viên dự bị.
(HBĐT) - Sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, 20 chi bộ cơ quan (CBCQ) xã, thị trấn của huyện Đà Bắc đã thể hiện rõ vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, công chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của cơ quan; xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Đặc biệt đã tạo sự thống nhất, đồng bộ giữa tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.