Các đồng chí: Giàng Seo Phử, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành thăm và động viên nhân dân xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Ảnh: T.L

Các đồng chí: Giàng Seo Phử, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành thăm và động viên nhân dân xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Ảnh: T.L

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh  

Là tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng, tỉnh ta có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, miền đất của sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” với nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, nơi sinh sống của 6 dân tộc chủ yếu là các dân tộc: Mường, Kinh, Dao, Tày, Thái, Mông. Mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa độc đáo và tốt đẹp. Điểm chung trong văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình là đức tính cần cù lao động, thật thà, chân chất, giàu lòng nhân ái, mến khách, tình cảm gắn bó keo sơn, nghị lực trong cuộc sống và tinh thần đoàn kết trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương.

 

Trong mỗi giai đoạn lịch sử của cách mạng, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh luôn vững tin đi theo Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết thống nhất, sát cánh, dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho Tổ quốc và xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Trong những tháng năm khởi đầu của cách mạng và 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh Hòa Bình một lòng theo Đảng, không tiếc công sức, tiền của và cả tính mạng của mình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều người con ưu tú của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã chiến đấu, hy sinh anh dũng, trở thành những tấm gương chói lọi của dân tộc, làm rạng rỡ thêm truyền thống quê hương Hòa Bình kiên cường cách mạng.

Trong công cuộc đổi mới, nhất là những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống quê hương kiên cường cách mạng, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của BCH T.Ư Đảng, của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu mới lớn lao và đáng tự hào trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, QP-AN. 

 

Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, một số chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát huy được lợi thế tiềm năng của tỉnh. Công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và tổ chức đoàn thể quan tâm và tổ chức  triển khai thực hiện có hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư phục vụ đắc lực cho đời sống và sản xuất nhân dân. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã vùng đặc biệt khó khăn có trường tiểu học và THCS. 100% xã có trạm y tế, bảo đảm công tác phòng dịch và khám - chữa bệnh ban đầu. Hòa Bình là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về đạt phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi. Tỉnh ta có tỷ lệ số người dân tham gia BHYT cao so với toàn quốc. Đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh không ngừng được cải thiện. Trên địa bàn tỉnh không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 18,7%, thu nhập bình quân đạt 20, 74 triệu đồng/người. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ngày càng được củng cố và phát triển. Nhân dân các dân tộc thiểu số trong tỉnh tin tưởng vào đường lối đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tích cực thi đua lao động, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm QP -AN và TTATXH.

 

Bên cạnh những thành tích đã đạt được là cơ bản, song chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng công tác dân tộc cũng còn những mặt hạn chế, đó là: kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, nhất là hạ tầng giao thông, nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo tiềm ẩn. Hệ thống chính trị vùng dân tộc một số nơi còn yếu, một bộ phận cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

 

Để thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, thực hiện chủ đề Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ II năm 2014 là “Cộng đồng các dân tộc tỉnh Hòa Bình bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh cùng cả nước phát triển". Thời gian tới, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

 

Một là:  Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân Nghị quyết hội nghị Trung ương 7 (khoá IX) về công tác dân tộc. Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về các xã vùng khó khăn công tác. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc theo Nghị quyết T.Ư 5 (khoá IX) về kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc.

 

Hai là: Tập trung đầu tư phát triển kinh KT -XH các vùng dân tộc, miền núi, vùng có nhiều khó khăn, vùng tỷ lệ hộ nghèo cao; trọng tâm là thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc; Chương trình MTQG xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững. Trong những năm trước mắt, cần trợ giúp đồng bào nghèo giải quyết ngay những vấn đề như: thiếu nước sinh hoạt, nhà tạm, không đủ tư liệu, dụng cụ sản xuất; quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT -XH một cách đồng bộ.

 

Ba là: Tăng cường củng cố hệ thống chính trị, xây dựng và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống mọi biểu hiện cục bộ, gây chia rẽ bè phái mất đoàn kết giữa các dân tộc, chống mê tín dị đoan và truyền đạo trái phép; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc tham gia bảo vệ và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

Bốn là: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển văn hóa, giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; mở rộng quy mô các trường dân tộc nội trú; khuyến khích dạy tiếng dân tộc trong trường học, gia đình, thôn bản. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển đào tạo con em các dân tộc để sau này trở về địa phương công tác; nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô dạy nghề và gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. Làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc, miền núi.

 

Năm là: Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội ở vùng dân tộc. Thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng, tôn giáo, kịp thời đấu tranh ngăn chặn và làm thất bại các âm mưu phá hoại, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.

 

           

 

 

Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục