(HBĐT) - Từ khi ra đời cho đến nay, Báo chí cách mạng Việt Nam đã đồng hành và phát triển cùng dân tộc, góp phần làm nên những thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

 

Ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên. Cùng với tác phẩm “Đường Kách mệnh”, báo Thanh niên trở thành một trong những công cụ, tài liệu tiếng Việt đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Với ý nghĩa đó, ngày 5/2/1985, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã ra Quyết định số 52 lấy ngày 21/6 hàng năm là Ngày Báo chí Việt Nam. Năm 2000, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị, BCH T.Ư Đảng đã đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam.

 

Đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ đất nước

 

Từ khi báo Thanh niên ra đời, báo chí Việt Nam đã giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và CNXH.

 

Báo Thanh niên đã mở đầu cuộc cách mạng tư tưởng, đưa nền tảng tư tưởng truyền thống của dân tộc lên một tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược, hàng loạt các báo, tạp chí lần lượt ra đời phục vụ tích cực cho công tác xây dựng Đảng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng dân quyền của Đảng, kiên quyết chống đế quốc, phong kiến, chuẩn bị điều kiện để đón thời cơ đưa cách mạng tiến lên một cao trào mới.  

Báo chí đã kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phục vụ tích cực cho việc xây dựng LLVT tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945.  

Dưới chế độ dân chủ nhân dân, báo chí cách mạng đã xuất bản công khai với số lượng lớn. Đặc biệt, báo chí trong nước đã đến với một số Đảng anh em và bạn bè trên thế giới, nhờ đó mà nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, đồng tình và ủng hộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.  

Ngày 2/6/1950, Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập đã đoàn kết rộng rãi các nhà báo trong nước. Tháng 7/1950, Hội Nhà báo Việt Nam gia nhập Tổ chức Quốc tế các nhà báo OIJ.  

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Những tờ báo từ kháng chiến chống Pháp được phát triển để phục vụ nhiệm vụ mới. Nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, lý luận, tổ chức, kỹ thuật và các tỉnh đều xuất bản báo. Một số tờ báo tiếng nước ngoài đã được xuất bản để giới thiệu các vấn đề của Việt Nam với bạn bè quốc tế, góp phần đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.  

Báo chí cách mạng Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc, góp phần làm nên những thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những người làm báo đã vượt lên mọi khó khăn, không quản hy sinh, có mặt trên tất cả các mặt trận để kịp thời phản ánh mọi diễn biến của cuộc chiến đấu. Hơn 400 nhà báo-liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng nước nhà.  

Không ngừng phát triển trong tình hình mới  

Qua từng giai đoạn cách mạng, báo chí Việt Nam không ngừng phát triển phong phú và đa dạng. Báo chí nước nhà đã phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn. Báo chí đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt, việc tốt; thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới.  

Báo chí góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu len lỏi vào Việt Nam, đã tổ chức khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội.  

Hoạt động của báo chí trong sự nghiệp CNH HĐH đất nước, trong quá trình hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường, trong thời đại bùng nổ thông tin đang phát triển không ngừng. Đứng trước những yêu cầu mới, báo chí cách mạng Việt Nam luôn kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện tốt chức năng báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân.

 

                                                                            PV (ST)

 

  

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
Không có hình ảnh
Đoàn Đại biểu HĐND tỉnh đã tiếp thu nhiều ý kiến kiến nghị của cử tri.

Xã Pà Cò (Mai Châu): Quan tâm củng cố tổ chức Đảng

(HBĐT) - Đã từng có thời kỳ, tổ chức Đảng (TCĐ) cũng như hệ thống chính trị xã Pà Cò (Mai Châu) hoạt động trì trệ, mờ nhạt, không thực sự phát huy sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của xã.

Đảng bộ TP Hoà Bình: Kết nạp 33 đảng viên mới

(HBĐT) - Thực hiện công tác xây dựng Đảng, trong tháng 5, Thành uỷ Hoà Bình đã chỉ đạo tổ chức 5 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp Đảng, đảng viên mới và nghiệp vụ công tác MTTQ, công tác Hội cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, quần chúng ưu tú với 357 lượt học viên tham gia.

Phối hợp tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2015

(HBĐT) - Chiều 12/6, lãnh đạo UBKT Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Báo Hoà Bình đã họp bàn thống nhất và ký kết hợp đồng tuyên truyền công tác KTGS của Đảng năm 2015.

Đại hội Đảng bộ Sở NN&PTNT lần thứ VI

(HBĐT) - Ngày 12/6, Đảng bộ Sở NN&PTNT tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Dự và chỉ đạo đại hội có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đoàn Văn Thu, Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh.

4 mức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, trình tự, thủ tục, tiêu chí, thẩm quyền đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Hội LHPN huyện Kỳ Sơn - đơn vị lá cờ đầu

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Dung, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Sơn cho biết: Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào thi đua yêu nước (TĐYN), trong những năm qua, các cấp HPN từ huyện đến cơ sở đã quan tâm tới công tác thi đua khen thưởng (TĐKT) gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục