Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng TĐ-KT tỉnh.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng TĐ-KT tỉnh.

Do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng TĐ-KT tỉnh trình bày tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, giai đoạn 2011-2015

 

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI  ĐUA YÊU NƯỚC

GẮN VỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng, Chỉ thị, Nghị định, Thông tư và các văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng. Hàng năm, UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh phát động phong trào thi đua; tổ chức ký giao ước thi đua với nhiều nội dung, hình thức thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt, theo chuyên đề thiết thực, lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân và các lực lượng xã hội tham gia. Trong 5 năm qua, phong trào thi đua của tỉnh tiếp tục được duy trì, công tác khen thưởng đã chuyển biến tích cực, khen thưởng cho người trực tiếp lao động được quan tâm. UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hóa chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng từ tỉnh đến cơ sở. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, các cấp, các ngành làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về công tác thi đua - khen thưởng. Chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nêu gương học tập, tạo điều kiện để mô hình, điển hình phát huy tác dụng và là nòng cốt trong các phong trào thi đua ở cơ sở.

II. Kết quả triển khai thực hiện các phong trào thi đua

Thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XV, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt việc phát động các phong trào thi đua điển hình như:

- Phong trào thi đua “Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đoàn kết, sáng tạo, thi đua giỏi góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh”;  thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng công vụ”.

- Phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX và các ngày Lễ lớn trong năm 2015 theo Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phong trào thi đua “Cộng đồng doanh nghiệp, Hợp tác xã thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và chung sức xây dựng nông thôn mới” hằng năm và giai đoạn 5 năm 2011 – 2015; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thi đua “Ủng hộ quỹ hỗ trợ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”....

Nhìn chung, công tác thi đua của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, hiệu quả, nhiều nét mới trong tổ chức phong trào thi đua ở cơ sở khắc phục tình trạng khen thưởng nhiều, phong trào ít hoặc thành tích đề nghị khen thưởng không gắn với phong trào thi đua. Công tác chỉ đạo điểm, sơ kết, tổng kết đã được chú trọng. Hoạt động cụm, khối thi đua được hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm, điều kiện chung của các đơn vị và đạt được hiệu quả thiết thực.

III. Kết quả phong trào thi đua trên các lĩnh vực công tác

1. Trên lĩnh vực kinh tế tổng hợp

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: theo phương pháp tính toán của Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 7,2%.

- Theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tính Công ty Thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2011 – 2015 ước đạt 9,1%. Nếu không tính Công ty Thủy điện Hòa Bình tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,5%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình năm xuất khẩu tăng 30,5%; năm 2015, giá trị xuất khẩu ước đạt khoảng 180 triệu USD vượt 80% so với mục tiêu đề ra và cao gấp 3 lần năm 2011; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tiêu dùng tăng trung bình 25%/năm;

- Các phong trào thi đua trên lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản: được duy trì có hiệu quả như phong trào “Thi đua làm kinh tế giỏi và hợp pháp”; "Thi đua phát triển kinh tế trang trại gắn với hộ gia đình"; “Thi đua quản lý và bảo vệ rừng”; "Dồn điền đổi thửa"; “Thi đua chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi”, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”... Các phong trào thi đua đã huy động, sử dụng nguồn vốn, đất đai phục vụ sản xuất có hiệu quả, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa, nông sản, thủy sản có giá trị kinh tế cao góp phần phát triển ngành nông nghiệp tương đối ổn định; năm 2014 sản phẩm cam Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 4%; cơ cấu sản xuất nội ngành chuyển dịch tích cực, tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi tăng lên. Diện tích gieo trồng cây lương thực trung bình đạt 77,6 nghìn ha/năm, sản lượng lương thực cây có hạt trung bình đạt 36,2 vạn tấn/năm. Diện tích cây ăn quả phát triển nhanh, đã hình thành vùng tập trung và mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Công tác quản lý, khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng được tăng cường. Trung bình hằng năm trồng mới được 8.600 ha rừng, nâng độ che phủ rừng từ 46% năm 2011 lên 49,41% năm 2014 (Nghị quyết là 46%). Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả như: Hộ gia đình ông Trần Văn Tuyên, khu 4, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong mô hình trồng cây có múi 8 tỷ đồng/năm; Hộ gia đình ông Bùi Quyết Tiến, xóm Trẹo ngoài 1, xã Nam Phong, huyện Cao Phong mô hình trồng cây có múi 7 tỷ đồng/năm; Hộ gia đình ông Nguyễn Duy Lành, thôn Bột, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy chủ trang trại 3 tỷ đồng/năm; Hộ gia đình ông Bùi Văn Lích, xóm Nam Thái, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy mô hình chăn nuôi, sản xuất và dịch vụ vận tải từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm; Hộ gia đình ông Tô Văn Đận, xóm Tân An, xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc mô hình kinh tế VAC 500 triệu đồng/năm...

-  Các Phong trào thi đua trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thu công nghiệp và dịch vụ được đẩy mạnh như: phong trào thi đua “Cộng đồng doanh nghiệp, Hợp tác xã thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Lao động giỏi, an toàn”; “Lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả”; “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất” được đông đảo đội ngũ công nhân lao động hưởng ứng sôi nổi… Điển hình trong lĩnh vực này là Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Anh Kỳ, thành phố Hòa Bình; Công ty TNHH Sankoh Việt Nam; công nhân tiêu biểu là bà Phan Thị Ngọc Tú, Công ty THHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam, ông Trương Xuân Mạnh, Công ty TNHH Xi Măng Vĩnh Sơn; bà Trần Thị Ngân, công nhân tổ vệ sinh số 4, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hòa Bình; bà Vì Thị Oanh, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu, huyện Mai Châu; ông Trần Văn Vinh, Tổ trưởng Tổ kỹ thuật nghiệp vụ, Viễn Thông Hòa Bình; ông Nguyễn Mạnh Cường, tổ trưởng Tổ lò nung, Công ty TNHH Almine Việt Nam; Hộ gia đình ông Hà Văn Cương, xóm Văn, thị trấn Mai Châu mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng 100 triệu đồng/năm..

- Phong trào thi đua trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng như: thi đua “Phấn đấu v­ượt thu ngân sách nhà nước”; “Quản lý chặt, đúng nguyên tắc trong chi ngân sách địa phương”; thực hiện các chính sách: cho vay hỗ trợ lãi suất, ưu đãi tín dụng đã được các ngành: Tài chính, Thuế, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện. Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khá, bình quân hàng năm tăng 13,9%, vượt 1,9% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra. Vì vậy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 vẫn đạt được nhiều thành quả tích cực, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo. Điển hình tiêu biểu trên lĩnh vực này là: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thủy; bà Nguyễn Tú Anh, nhân viên phòng Kế hoạch và kinh doanh, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Thủy...

- Phong trào thi đua trên lĩnh vực đầu tư phát triển, xây dựng, giao thông, quản lý tài nguyên, môi trường, khoa học và công nghệ: tiếp tục được duy trì, tiêu biểu như các phong trào: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ”; “năng suất, chất lượng, hiệu quả”; “Lề sạch, rãnh thông, đường không xuống loại, giao thông thông suốt, đảm bảo an toàn giao thông”; “Trung thành, tận tụy, gương mẫu, giỏi chuyên môn”... góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Điển hình tiêu biểu là các tập thể, cá nhân: Trung tâm thiết kế quy hoạch xây dựng, Sở Xây dựng; Trung tâm giám sát Tư vấn giao thông, Sở Giao thông Vận tải; ông Vũ Văn Đoàn, công nhân Đoạn quản lý đường bộ II, Sở Giao thông Vận...

2. Kết quả thực hiện phong trào thi đua gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới” được các cấp, các ngành, địa phương tích cực triển khai thực hiện, nhiều phong trào thi đua theo chuyên đề gắn với các nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới được phát động nhằm giải quyết những nhiệm vụ khó hoặc mục tiêu nước rút tại các địa phương, tiêu biểu như: Phong trào thi đua Xây dựng đường giao thông nông thôn”; Toàn dân tham gia làm giao thông nội đồng”; “Hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình công cộng”; “Bảo vệ môi trường theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới”... Đến nay, toàn tỉnh có 21 xã đạt 19/19 tiêu chí; có 14 xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên; 62 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí; 93 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí và 01 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Hàng năm, UBND tỉnh tặng Cờ Thi đua xuất sắc cho đơn vị dẫn đầu, tặng giải nhì, ba cho xã và thôn, xóm có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; tặng Bằng khen cho các xã thực hiện tốt các nhóm nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu là: Xã Dũng Phong, huyện Cao Phong; xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy; xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn; xóm Ninh Hòa, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy; xóm Đóng, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc; xóm Yên Hòa 1, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình; Điển hình trong phong trào thi đua hiến đất làm đường, xây dựng các công trình công cộng: Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tình, xóm Phú Châu, xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn hiến 2500m2 đất trị giá 481 triệu đồng; Hộ gia đình ông Nguyễn Đức Chính, xóm Cang 2, xã Hòa Bình, thành phố Hoà Bình hiến 950m2 đất vườn, đồi trị giá 100 triệu đồng và tự nguyện đóng góp 32 triệu đồng làm đường giao thông; Hộ gia đình ông Đinh Công Hợp, xóm Đạy, xã Trung Hòa, huyện Tân Lạc hiến 2500m2 đất vườn, đồi trị giá 200 triệu đồng; ông Quách Công Khương, Bí thư Chi bộ xóm Rộc, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy tuyên truyền, vận động nhân dân hiến 3120m2 đất làm đường khai thác lâm nghiệp với chiều dài 1.040m ... Năm 2014, có 02 xã: Trung Bì, huyện Kim Bôi và xã Dũng Phong, huyện Cao Phong được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Ngoài việc tặng Cờ Thi đua, giải nhì, ba kèm theo tiền thưởng theo Quy định, đơn vị được tặng Cờ thi đua, giải nhì, ba phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới còn được thưởng hiện vật bằng Xi măng để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi (đường giao thông, nhà văn hóa, sân thể thao...). 

3. Các phong trào thi đua trên lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

a) Về Giáo dục và Đào tạo: Các phong trào thi đua trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục được duy trì có hiệu quả. Trong 5 năm qua, toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu, phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn tạo nên những bước phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện tốt nhiệm vụ, chương trình phát triển giáo dục - đào tạo. Năm 2012 tỉnh Hòa Bình là đơn vị thứ 2 trong toàn quốc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Liên tục dẫn đầu các mặt công tác theo tiêu chí đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu xuất sắc trong cán bộ giáo viên và học sinh, được nhà nước và nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Tiêu biểu trong lĩnh vực này là: Đơn vị Anh hùng Lao động trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ; Trường Tiểu học thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu; Trường THCS Kim Đồng, huyện Tân Lạc; trường Tiểu học xã Kim Bình, huyện Kim Bôi; các cá nhân tiêu biểu như: bà Phạm Thị Phương Lan, giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Lương Sơn; bà Quản Mai Thanh, Nhà giáo ưu tú, Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Mai huyện Đà Bắc; bà Bùi Thị Hồi, giáo viện trường Mầm non xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy; bà Kim Thị Hoa, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Yên Lập, huyện Cao Phong; em Nguyễn Thành Duy, học sinh lớp 12, trường PTDT Nội trú THPT tỉnh...

b) Về Y tế: Tiếp tục thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Thầy thuốc như mẹ hiền” và “Thực hiện tốt 12 điều y đức” và phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” theo tinh thần Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 5 năm qua, cán bộ ngành Y tế của tỉnh đã khắc phục khó khăn, tích cực rèn luyện y đức, chuyên môn nghiệp vụ, góp phần phát triển sự nghiệp y tế, phòng chống dịch bệnh, nâng cao y đức, chất lư­ợng phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường. Đến hết năm 2014: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 19%, đảm bảo tiêm chủng đủ mũi cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 95%. Điển hình là: Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lạc Thủy; Trạm Y tế xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc; Bác sỹ Phạm Văn Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu; Bác sỹ Nguyễn Thúy Hằng, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc...

            c) Về Văn hóa, thông tin, thể thao, phát thanh và truyền hình: Phong trào thi đua trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, phát thanh, truyền hình đã bám sát nhiệm vụ chính trị, thường xuyên, kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của địa phương. Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao, văn học nghệ thuật đã được duy trì và phát huy. Các phong trào thi đua “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được duy trì và nhân rộng. Tuyên truyền, vận động nhân dân “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”. Tháng 5/2015, di sản văn hóa “Mo Mường Hòa Bình được nhận Bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam; tuyên truyền, quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình (du lịch vùng hồ sông Đà, du lịch cộng đồng...). Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Điển hình, tiêu biểu là: Trung tâm Thi đấu và dịch vụ thể dục, thể thao tỉnh; ông Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Vận động viên xe đạp Đinh Văn Linh, trường Năng khiếu Thể dục thể thao tỉnh; Nghệ nhân Đinh Thị Kiều Dung, cán bộ phòng Văn hóa huyện Kim Bôi; ông Bùi Huy Vọng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn; Hộ gia đình ông Lý Sinh Toàn, xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi; xóm Trung Thành B, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn.

d) Về Lao động, Bảo hiểm, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội: Các phong trào thi đua trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội được cụ thể hóa bằng các mục tiêu "Xóa đói - giảm nghèo", "Giải quyết việc làm", "Đền ơn đáp nghĩa", phong trào nhân đạo, từ thiện thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tạo điều kiện thuận lợi để những người có hoàn cảnh khó khăn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm khoảng 15.200 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 4,2% năm 2011 xuống còn 3,7%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 94,3% dân số; tuyển sinh học nghề đạt 80.500 lao động (trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Đề án 1956 là 22.600 lao động); tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm từ chính nghề đã học đạt từ 70% - 80%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 31,51% đầu năm 2011 xuống còn 13,7% cuối năm 2015... Điển hình là: Bảo hiểm Xã hội huyện Kim Bôi; Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh; ông Bùi Đức Minh, Trưởng phòng Y tế, Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh...

4. Phong trào thi đua trên lĩnh vực xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, công tác dân tộc và tôn giáo

- Công tác xây dng chính quyn: thực hiện bầu bổ sung, kiện toàn các chức danh Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và các chức danh thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2016; phê chuẩn kết quả miễn nhiệm và bầu cử bổ sung thành viên Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, chế độ, chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức. Đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với thực hiện quy chế dân chủ, đổi mới cơ chế điều hành, phong cách làm việc, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Triển khai có hiệu quả phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh.

- Công tác ci cách hành chính: được các ngành, các cấp thực hiện trên 5 nội dung: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phát động chuyên đề thi đua với chủ đề “Đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng công vụ” gắn với thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 23/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở”. Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác CCHC trên địa bàn tỉnh. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được duy trì. Điển hình trong lĩnh vực xây dựng chính quyền, CCHC là UBND huyện Tân Lạc, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Sở Giáo dục và Đào tạo...

- Về công tác dân tộc, tôn giáo: UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành bám sát cơ sở để nắm bắt đời sống, kinh tế, xã hội tình hình sản xuất trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các vùng đồng bào dân tộc thực hiện tốt việc tuyên truyền, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, bài trừ mê tín, dị đoan và các tệ nạn xã hội. Các chương trình, dự án và các chính sách dân tộc được tăng cường. Năm 2014, tổ chức thành công Đại hội các dân tộc thiểu số cấp huyện và cấp tỉnh. Tiêu biểu trong công tác dân tộc là ông Trần Dũng Hòa, Chánh Thanh tra Ban Dân tộc; ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ vùng dân tộc, Ban Dân tộc. Điển hình tiêu biểu các già làng, trưởng bản, người có uy tín như: ông Bàn Sinh Lương, xóm Đồng Chụa, xã Thống nhất, thành phố Hòa Bình; ông Hà Văn Pởi, xóm Đậu, xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu; ông Triệu Phúc Minh, xóm Thung Dao, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi; ông Xa Văn Thế, xóm Nhạp II, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc...

Trong nhiều năm qua, tình hình tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản ổn định, hoạt động tuân thủ pháp luật. Hằng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội nghị tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước cho các tín đồ tôn giáo các huyện, thành phố trong tỉnh. Tiêu biểu như Linh mục Nguyễn Trung Thoại, Chánh xứ Hòa Bình... 

5. Phong trào thi đua trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh

            Các phong trào thi đua trong lực lượng vũ trang tiếp tục được duy trì và phát triển, điển hình là phong trào “Thi đua quyết thắng”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đặc biệt là phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”; Đề án “xây dựng làng, bản văn hóa quốc phòng”; phong trào “Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên, tiến lên giành ba nhất”, phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”... thông qua các phong trào thi đua, nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị, cá nhân được hoàn thành xuất sắc và phát huy ngày càng hiệu quả, góp phần tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc; nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh phòng chống tội phạm và các tai tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong những năm gần đây, Hòa Bình là địa bàn nằm trên tuyến trọng điểm về mua bán, vận chuyển chất ma túy từ Lào vào Việt Nam, Công an tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an triệt phá, bắt giữ 689 vụ, 895 đối tượng tội phạm về ma túy, thu 444 bánh và 2.992g Hêroin, hàng nghìn viên ma túy tổng hợp. Tiêu biểu xuất sắc như: Công an thành phố Hòa Bình, Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động; ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, ông Đinh Quốc Trình, Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội; ông Hà Tiến Dũng, Phó trưởng Công an huyện Mai Châu... Điển hình trên lĩnh vực quốc phòng như: Ban Chỉ huy quân sự huyện: Kim Bôi, Yên Thủy; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Cư Yên, huyện Lương Sơn; ông Khà A Khua, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Hang Kia, huyện Mai Châu...

6. Phong trào thi đua trên lĩnh vực thanh tra; tư pháp; phòng chống tham nhũng

            Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, giáo dục pháp luật, tổ chức phòng chống tệ nạn xã hội luôn được quan tâm. Công tác tư vấn pháp lý được tăng cường đã làm chuyển biến nhận thức trong việc chấp hành luật pháp của đại đa số quần chúng nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Các vụ khiếu nại, tố cáo phát sinh đến nay đã cơ bản được giải quyết, tổ chức tốt việc tiếp công dân theo định kỳ hàng tháng. Tiến hành các cuộc thanh tra độc lập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thanh tra lồng ghép với thanh tra trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. Công tác kiểm sát, xét xử đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, hạn chế oan sai, không để lọt người, lọt tội góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tiêu biểu trên lĩnh vực này là: Phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo 1, Thanh tra tỉnh; Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp; Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình; Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạc Thủy...

7. Phong trào thi đua xây dựng hệ thống chính trị, tổ chức hội quần chúng

- Các phong trào thi đua: “Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh”, “Xây dựng chính quyền vững mạnh”, “Xây dựng các đoàn thể vững mạnh”; “Dân vận khéo”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa”... được các cơ quan đảng tỉnh tổ chức thiết thực, hiệu quả gắn với tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị. Điển hình tiêu biểu trong lĩnh vực công tác xây dựng Đảng là các tập thể, cá nhân: bà Nguyễn Thị Tường, Phó Bí thư Đảng ủy xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn; ông Bùi Văn Hưng, Trưởng phòng Tuyên truyền, báo chí, xuất bản, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Đinh Văn Đông, Bí thư Chi bộ xóm Bệ, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc; Bà Hoàng Thị Ánh, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THCS Nam Phong, huyện Cao Phong...

- Các phong trào thi đua trong khối Mặt trận và các đoàn thể được duy trì thường xuyên như: Hội Nông dân với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo”; Hội Cựu chiến binh với phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”. Hội Liên hiệp phụ nữ với phong trào “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, ngoài ra có các mô hình hoạt động rất hiệu quả như: “Mái nhà xanh”, “Giúp hộ nghèo có địa chỉ”, Tiếng trống học đêm”, “Hiến đất làm đường”. Đoàn thanh niên luôn đi đầu trong phong trào “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; phong trào thi đua xây dựng các tổ chức Hội vững mạnh... Các phong trào thi đua đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng làng, bản văn hoá, ngăn ngừa và giảm thiểu các tệ nạn xã hội, xây dựng cơ quan, đơn vị, các tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Từ các phong trào thi đua nói trên đã xuất hiện các điển hình tiêu biểu như: Liên đoàn Lao động huyện Lạc Sơn; ông Bùi Văn Biến, Hội Cựu chiến binh xã Bình Hẻm, huyện Lạc Sơn; Lương y Bùi Văn Phượng, Chủ tịch Hội đông y xã Yên Trị, huyện Yên Thủy; bà Hà Thị Minh Huệ, tổ 25, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình vượt khó vươn lên dạy học miễn phí cho các em học sinh...

8. Kết quả khen thưởng

Thông qua các phong trào thi đua xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến tiêu biểu đã được cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng, cụ thể như:

- Danh hiệu Anh hùng Lao động: 01 tập thể; danh hiệu Bà mẹ Việt nam Anh hùng cho: 114 bà mẹ (Trong đó có 13 trường hợp phong tặng và 101 trường hợp truy tặng).

- Cờ Thi đua của Chính phủ: 34 tập thể.

- Huân chương Hồ Chí Minh: 01 tập thể.

- Huân chương Độc lập hạng Nhì: 01 tập thể; hạng Ba cho 01 cá nhân.

- Huân chương các hạng: 48 tập thể và 220 cá nhân.

- Bằng khen Thủ tướng Chính phủ: 102 tập thể và 309 cá nhân.

- Cờ Thi đua xuất sắc của UBND tỉnh: 414 tập thể; danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc: 1.226 tập thể; danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh: 346 cá nhân.

- Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: 2.219 tập thể và 2.528 cá nhân.

III. Một số hạn chế và bài học kinh nghiệm

1. Một số hạn chế

- Một số cấp ủy Đảng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng; chưa thực hiện tốt sự phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức phong trào thi đua, vận động, tuyên truyền thi đua.

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở đôi khi chưa làm tốt vai trò tham mưu, xét duyệt khen thưởng, đặc biệt là vai trò tư vấn xây dựng cơ chế, chính sách, theo dõi, giám sát việc tổ chức phong trào thi đua, công tác khen thưởng ở cơ sở.

- Phong trào thi đua ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương, đặc biệt là đơn vị cấp xã và doanh nghiệp chưa được duy trì thường xuyên. Chưa gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác được giao trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua ở cơ sở.

- Công tác tổng kết, khen thưởng thực hiện các chuyên đề mục tiêu của tỉnh, mục tiêu quốc gia tại một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự gắn với phong trào thi đua. Tỷ lệ khen thưởng cá nhân không giữ chức vụ quản lý, người trực tiếp lao động, sản xuất vẫn ở mức thấp.

- Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở cơ sở không ổn định, thường xuyên thay đổi; chưa quan tâm bố trí cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

- Việc tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua, công tác khen thưởng và công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng, phổ biến, nhân điển hình tiên tiến chưa được quan tâm đúng mức.

- Tổ chức và hoạt động một số Khối thi đua chưa hiệu quả. Việc bình xét, đánh giá còn nể nang; tiêu chí, tiêu chuẩn thi đua một số Khối chưa được lượng hóa cụ thể; Trưởng phó khối chưa làm tròn trách nhiệm thẩm định điểm, căn cứ chấm điểm các chỉ tiêu đã giao ước; việc suy tôn đề nghị khen thưởng còn có biểu hiện luân phiên thiếu tính tiêu biểu.

2. Bài học kinh nghiệm

- Ở đâu phong trào thi đua được tập thể lãnh đạo đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng đồng tâm nhất trí trong việc tổ chức, chỉ đạo phát động phong trào thì ở đó phong trào thi đua phát triển bền vững và đạt kết quả cao.

- Gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; lĩnh vực công tác được giao trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua ở cơ sở. 

- Tổ chức phong trào thi đua phải có mục tiêu rõ ràng, xuyên suốt, nhiều hình thức, đa dạng, phong phú, các chỉ tiêu phải được lượng hóa cụ thể. Phải luôn gắn chặt giữa thi đua với khen thưởng, thành tích thi đua phải được biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền, phổ biến nhân rộng.

- Thi đua là nhằm động viên về tinh thần, nâng cao ý chí phấn đấu của mỗi cá nhân, tập thể để nỗ lực lao động sáng tạo vượt khó khăn để không ngừng vươn lên đạt thành tích cao hơn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

- Khen thưởng là biện pháp động viên tích cực, là đòn bẩy của phong trào thi đua. Phải kịp thời khen thưởng đột xuất, khen thưởng toàn diện, khen thưởng động viên từng mặt, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu, công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, gương người tốt, việc tốt.

- Công tác thi đua, khen thưởng luôn gắn với công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị, xây dựng đoàn thể vững mạnh, lấy việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chuyên môn là mục tiêu và là động lực quan trọng.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ với các cấp uỷ đảng, chính quyền để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, góp phần quan trọng vào hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng ở cơ sở.

 

Phần thứ hai

PH­ƯƠNG H­ƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THI ĐUA,

KHEN THƯỞNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

 

I . Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; xây dựng nền tảng để sớm đưa tỉnh Hòa Bình đạt mức phát triển trung bình của cả nước; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với củng cố ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016- 2020.

2. Chỉ tiêu chủ yếu

a) Về kinh tế:

Trong giai đoạn 2016 – 2020 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương (GRDP) đạt 8,5% - 9%/năm.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội hằng năm bằng khoảng 35% GRDP.

- Thu ngân sách Nhà nước tăng 17%/năm.

- Đến năm 2020: GRDP bình quân đầu người đạt 55 - 60 triệu đồng bằng 80% GDP bình quân đầu người của cả nước.

- Cơ cấu tổng sản phẩm địa phương: Công nghiệp 48%, dịch vụ 34,5%, nông nghiệp 17,5%.

- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 3,5 lần so với năm 2015. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 40%.

b) Về xã hội:

- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 60%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% đến 60%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 20% đến 22%.

- Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân: 8,5 bác sĩ, 25 giường bệnh/vạn dân.

- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,0%/năm.

c) Về môi trường:  Đến năm 2020, có 95% dân số được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 95% chất thải nguy hại, 90%-100% chất thải y tế được xử lý. Tỷ lệ che phủ rừng trên 50%.

II. Nhiệm vụ, biện pháp thực hiện

1. Nhiệm vụ

- Tiếp tục quán triệt những yêu cầu cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng, tăng cường đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc tổ chức, triển khai thực hiện phong trào thi đua; kịp thời phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến làm hạt nhân nòng cốt trong các phong trào thi đua.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến hệ thống văn bản pháp luật và các quy định của UBND tỉnh về thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất đối với công tác này, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ khen thưởng theo đúng quy trình, thủ tục quy định, đảm bảo khen thưởng kịp thời, khách quan, chính xác.

2. Biện pháp

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng phong trào thi đua gắn với tiếp tục thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở theo tinh thần Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 23/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và phong trào thi đua ”Chung sức xây dựng nông thôn mới”... Phát hiện, khen thưởng những cá nhân điển hình là người trực tiếp lao động, những tấm gương lao động, sáng tạo đem lại lợi ích vật chất, tinh thần cho xã hội; những tấm gương về nghị lực vượt khó vươn lên, những mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực công tác; khen thưởng không đúng người, không đúng thành tích.

- Tổ chức tốt việc phát động phong trào thi đua từ cơ sở, đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành của tỉnh.

- Tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở cơ sở. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp có đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.

- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động, tham mưu, tư vấn của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp.

- Coi trọng đánh giá, tổng kết và tổ chức học tập nhân rộng các mô hình mới hiệu quả, những điển hình tiên tiến trong công tác, lao động và học tập tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.

Trên đây là Báo cáo kết quả phong trào thi đua, công tác khen thưởng, giai đoạn 2011 – 2015 và phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng, giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh Hoà Bình./.

 

 

 

 

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục