Vào mỗi dịp lễ, Tết và những ngày cuối tuần, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thu hút đông đảo đồng bào và du khách quốc tế vào viếng Bác. Ảnh: H.N
(HBĐT) - Cách đây 70 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn nhưng chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Ngày 19/8/1945, khi khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh rời Tân Trào (Tuyên Quang) về Hà Nội. Người ở và làm việc tại số nhà 48, phố Hàng Ngang. Tại đây, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, làm việc cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ T.ư Đảng và UB Giải phóng dân tộc, chuẩn bị cho ra mắt Chính phủ lâm thời và ngày lễ tuyên bố Độc lập của đất nước. Soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, tổng kết tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là thời kỳ đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo và chú trọng những giá trị pháp lý quốc tế. Tuyên ngôn Độc lập là là kết tinh ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, đồng thời, kế thừa và phát triển những giá trị tiến bộ của nhân loại, được thể hiện trên 3 vấn đề cơ bản:
Một là, Tuyên ngôn tán đồng tư tưởng tiến bộ, đề cao những giá trị về quyền con người và từ quyền con người, Hồ Chí Minh nâng lên quyền của các dân tộc. Mở đầu Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ công bố ngày 4/7/1776, rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tiếp đó, Người còn đề cập tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp. Từ việc thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người, Hồ Chí Minh đi tới khẳng định quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Nêu cao ngọn cờ dân tộc, đấu tranh cho các quyền dân tộc cơ bản của Việt
Hai là, trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã tố cáo và lên án mạnh mẽ chính sách áp bức của chủ nghĩa thực dân đối với dân tộc Việt Nam, trái với những tuyên truyền lừa bịp của đế quốc, thực dân đối với các dân tộc thuộc địa. Sau khi khẳng định những lẽ phải không ai chối cãi được, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Những chính sách, thủ đoạn cai trị của chủ nghĩa thực dân đã thể hiện bản chất tàn bạo, phản động của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc nhỏ yếu bị cai trị và nô dịch. Đấu tranh chống đế quốc, thực dân để tự giải phóng là yêu cầu tự thân, sống còn để bảo vệ quyền sống chính đáng và quyền tự quyết của dân tộc. Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản và Hồ Chí Minh lãnh đạo đã giành thắng lợi, với ý chí quật cường đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Vì thế, Tuyên ngôn không chỉ có ý nghĩa với dân tộc Việt
Ba là, Tuyên ngôn nêu bật cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam chống sự xâm lược của Pháp, Nhật; đồng thời khẳng định giá trị hiện thực và cơ sở pháp lý của nước Việt Nam độc lập. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính, tước vũ khí quân đội Pháp. Nhân dân Việt Nam vẫn đối xử khoan hồng, nhân đạo với quân Pháp, giúp cho người Pháp chạy qua biên thùy hoặc cứu người Pháp khỏi trại giam của Nhật. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến, nhân dân cả nước Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền. Đó là hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam được làm nên bởi sức mạnh, khối đại đoàn kết và khát vọng độc lập, tự do của toàn dân Việt Nam do Đảng Cộng sản và lãnh tụ Hồ Chí Minh lãnh đạo. Hiện thực lịch sử đó không những làm thay đổi vị thế của một dân tộc, một đất nước, làm thay đổi cả một tiến trình lịch sử, mà còn làm biến đổi cuộc sống của mỗi con người Việt Nam, mở ra thời đại mới và tạo nên động lực cho sự phát triển đất nước bền vững.
Khắp các tuyến đường, khu phố của TP Hòa Bình rực rỡ cờ đỏ sao vàng đón mừng 70 năm Quốc khánh 2/9. ảnh chụp tại phường Phương Lâm. Ảnh: P.V
Khẳng định hiện thực lịch sử, đồng thời Tuyên ngôn cũng làm sáng tỏ cơ sở pháp lý của nền độc lập của dân tộc Việt
Thực hiện lời thề độc lập, dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã anh dũng chiến đấu suốt 30 năm chống sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với tinh thần thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn với những chiến công hiển hách: Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Từ hiện thực lịch sử hào hùng đó, tại tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ -ne-vơ (21/7/1954), các nước lớn tham dự Hội nghị là Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử đã mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - thời đại đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH nhân dân làm chủ đất nước; đồng thời, khẳng định cơ sở chính trị - thực tiễn và cơ sở pháp lý của nền độc lập của Việt Nam. Tuyên ngôn là sự kết tinh khát vọng độc lập mấy nghìn năm của dân tộc và cũng tỏ rõ ý chí, quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập. Độc lập của Tổ quốc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Quyền con người chân chính gắn bó với quyền dân tộc, được bảo đảm bằng nền độc lập thực sự và bền vững.
Trong lịch sử, dân tộc Việt
Trích Tạp chí Quốc phòng toàn dân
(HBĐT) - Hiện nay, công đoàn cơ sở xã Gia Mô (Tân Lạc) có 43 đoàn viên. Bám sát chương trình công tác của năm, công đoàn cơ sở xã chỉ đạo các tổ công đoàn phối hợp cùng chuyên môn, động viên cán bộ, công nhân, lao động sức phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Tòa án Nhân dân (13/9/1945 - 13/9/2015) và tuyên dương điển hình tiên tiến thuộc Toà án Nhân dân hai cấp của tỉnh, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Hà Quang Dĩnh, Tỉnh ủy viên, Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh về quá trình xây dựng và phát triển của đơn vị.
(HBĐT) - Ngày 27/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia về hội nhập quốc tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 7/7/2015 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó Trưởng BCĐ Quốc gia về hội nhập quốc tế đã cùng các Phó Thủ tướng: Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam chỉ đạo thảo luận triển khai trên các lĩnh vực hội nhập quốc tế về chính trị, đối ngoại, QP-AN; hội nhập kinh tế và hội nhập về văn hóa, xã hội, GD&ĐT và KH-CN. Về phía tỉnh ta, dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, một số doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh.
(HBĐT) - Chiều ngày 27/8, Tỉnh ủy đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và trao các quyết định. Tham dự buổi lễ còn có các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy và BTV Huyện ủy Kim Bôi.
(HBĐT) - Ngày 26/8, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì hội nghị của BTV Tỉnh ủy cho ý kiến về các văn kiện trình tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Hội nghị thông qua các văn bản gồm: Tờ trình về các nội dung mới của các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020; dự thảo chương trình Đại hội, chương trình điều hành đại hội của Đoàn Chủ tịch và kịch bản điều hành Đại hội của Đoàn Chủ tịch; dự thảo Nội quy, quy chế làm việc, phổ biến, quán triệt quy chế bầu cử trong Đảng; dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký Đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu; danh sách Ban kiểm phiếu và một số nội dung khác.
(HBĐT) - Ngày 25/8, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Văn phòng cơ quan hành chính Nhà nước (28/8/1945 - 28/8/2015). Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh qua các thời kỳ. Về phía Trung ương, đồng chí Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã đến dự và chúc mừng.