Phát huy truyền thống “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hy sinh, chiến thắng” của LLVT Quân khu 3, LLVT tỉnh nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, xứng đáng với niềm tin yêu của của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. (Ảnh: MH).

Phát huy truyền thống “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hy sinh, chiến thắng” của LLVT Quân khu 3, LLVT tỉnh nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, xứng đáng với niềm tin yêu của của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. (Ảnh: MH).

(HBĐT) - Cách đây 70 năm, ngày 31/10/1945, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký quyết định thành lập Chiến khu 2, Chiến khu 3 (tiền thân của Quân khu 3). Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của LLVT Quân khu, mở ra bước phát triển mới của Quân đội ta, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cấp bách trước mắt và lâu dài của cách mạng Việt Nam. Từ đó, ngày 31/10 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của LLVT Quân khu 3.

 

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, địa bàn Quân khu 3 luôn có vị trí chiến lược trọng yếu; là “phên dậu”, án ngữ Thăng long - Đông Đô - Hà Nội; dựa vào Tây Bắc và Việt Bắc nối liền đất Thanh, Nghệ miền Trung nhìn ra biển cả, giàu tài nguyên và tạo thành vị trí chiến lược quan trọng. Trong thời bình, đây là vùng đất căn bản để xây dựng và phát triển, là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Thời chiến đây là hậu phương quốc gia. Đây cũng là mặt trận chống quân xâm lược, nhiều tên làng, tên đất, tên sông đã trở thành tên gọi của những chiến công hiển hách. Ra đời từ phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân, trải qua 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, LLVT Quân khu 3 luôn đoàn kết, chủ động sáng tạo, quyết tâm vượt qua gian khổ, hy sinh, tự lực, tự cường, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Góp phần vào việc giành thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám 1945.

 

Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, địa bàn Chiến khu 2, Chiến khu 3 là một trong những nơi được được Trung ương chỉ đạo đi đầu thực hiện cách đánh “du kích, vận động”. Phong trào toàn dân “Đắp lũy, đào hào, xây dựng làng chiến đấu, biến mỗi thôn xóm thành một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ anh dũng, chiến đấu ngay trong lòng địch” của Chiến khu đã trở thành điển hình trong cả nước, góp phần dập tắt ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp. Sau khi phát triển thành Liên khu 3, các đơn vị chủ lực của Liên khu đã tổ chức và phối hợp hàng trăm trận đánh chia cắt, tiêu hao, tiêu diệt địch, cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch giữa căn cứ đầu não - Hà Nội với căn cứ hậu cần chủ yếu - Hải Phòng của chúng. Các trận đánh trong chiến dịch Thu Đông (1947); chiến dịch Lê Lợi (1949); chiến dịch Biên Giới (1950); chiến dịch Hà - Nam - Ninh (1951); chiến dịch Hòa Bình - Tây Bắc - Thượng Lào (1952); chiến dịch Đông Xuân (1953 - 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đều có phần đóng góp của LLVT Liên khu 3. Sau năm 1954, miền Bắc sạch bóng quân xâm lược, LLVT Liên khu đã nhanh chóng giúp đỡ cấp ủy địa phương củng cố chính quyền các cấp; tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ hậu phương miền Bắc XHCN và chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Trong cuộc đánh trả chiến lược tiến công đường không ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hải Phòng cùng hầu hết các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn Quân khu 3 đều là trọng điểm đánh phá ác liệt. Từ chiến thắng trận đầu bắn rơi máy bay Mỹ  bảo vệ cầu Lai Vu (Hải Dương); quân và dân Quân khu đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội Hải quân, PK - KQ tạo nên thế trận liên hoàn, rộng khắp, nhiều tầng, nhiều lớp, bắn rơi 1.526 máy bay Mỹ, trong đó có 10 máy bay B52, bắt sống nhiều giặc lái; bắn chìm, bắn cháy 75 tàu chiến các loại; rà phá, tháo gỡ 69 nghìn quả bom, mìn, thủy lôi, đập tan âm mưu phong tỏa cảng Hải Phòng của Hải quân Mỹ; góp phần lập nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972.

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa bàn Quân khu 3 được chọn làm căn cứ hậu cần chiến lược quốc gia; nơi mở bến xuất phát của tuyến vận tải “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng hệ thống cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không quan trọng thực sự là trung tâm tập kết, tiếp nhận, chuyên chở hàng hóa, vũ khí trang bị của cả nước, các nước XHCN và bạn bè quốc tế chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã có 1,7 triệu con em đồng bào trên địa bàn Quân khu tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường. Có nhiều đồng chí trở thành cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội; hàng trăm người con ưu tú được phong tặng danh hiệu “AHLLVT nhân dân”, hàng trăm nghìn liệt sĩ, thương binh của LLVT Quân khu đã anh dũng cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, góp phần quan trọng làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975.

 

Sau khi Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên CNXH, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ, từ phong trào thi đua “làm giàu đánh thắng”, LLVT Quân khu đã tập trung đột phá, đẩy mạnh tăng gia sản xuất lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng; tham gia xây dựng các công trình phòng thủ biên giới và nhiều công trình quan trọng; triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án kinh tế - quốc phòng, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc xây dựng CNXH của nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, Quân khu đã tập trung xây dựng LLVT vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; tập trung củng cố, tổ chức lực lượng thường trực theo hướng tinh gọn, xây dựng lực lượng DQTV rộng khắp, lực lượng DBĐV hùng hậu. Chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng SSCĐ, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật; thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật ở tất cả các cơ quan, đơn vị. Tích cực tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xóa đói giảm nghèo”, chương trình quân - dân y kết hợp; luôn là lực lượng đi đầu trong công tác phòng chống thiên tai, TKCH - CN, góp phần tích cực phát triển KTXH, tăng cường QPAN; tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân dân, củng cố “thế trận lòng dân”, khẳng định trí tuệ, năng lực, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” của cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 3 trong thời kỳ mới. Tạo sự chuyển biến tích cực, rõ rệt trong công tác QP - QSĐP. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã đề cao nhận thức, trách nhiệm, quan tâm xây dựng KVPT tỉnh, thành phố vững chắc, tạo thế liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong tổng thể thế trận QPTD gắn với thế trận ANND trên địa bàn Quân khu. Chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng SSCĐ của LLVT Quân khu được nâng lên, ý thức quốc phòng của toàn dân, tiềm lực quân sự trong KVPT được củng cố, tăng cường, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ biên giới, biển, đảo vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Trong những chiến công của quân và dân Quân khu 3 còn có sự đóng góp to lớn của quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều tên làng, tên đất đã gắn liền với sự trưởng thành, lớn mạnh của LLVT tỉnh. Thời kỳ này, cùng với việc chi viện sức người, sức của cho các chiến trường, LLVT và nhân dân Hòa Bình đã chiến đấu và phối hợp chiến đấu 1.831 trận, tiêu diệt và bắt 3.406 tên địch, phá huỷ 18 khẩu trọng pháo, 51 xe vận tải, thu 529 khẩu súng các loại, cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, quân và dân Hòa Bình đã dũng cảm, kiên cường phối hợp cùng bộ đội chủ lực tạo thành lưới lửa phòng không nhiều tầng, nhiều lớp, trên mọi hướng bảo vệ nhà máy, công trường, các khu dân cư trước những trận đánh phá bằng không quân của kẻ thù. LLVT tỉnh đã chiến đấu và phối hợp chiến đấu 835 trận; bắn rơi 49 máy bay; bảo vệ và giữ vững huyết mạch giao thông nối liền Thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cùng quân dân Miền Bắc làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”...

 

Với những chiến công, thành tích xuất sắc trong 70 năm qua, LLVT Quân khu 3 vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Sao Vàng, 3 Huân chương Hồ Chí Minh, 5 Huân chương Độc lập; 803 tập thể cùng 292 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu AHLLVT nhân dân; gần 20.000 bà mẹ vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ VNAH. Hàng trăm tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân chương Quân công, Chiến công các loại cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ LLVT Quân khu đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang: "Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hy sinh, chiến thắng”, góp phần làm rạng rỡ truyền thống QĐND Việt Nam anh hùng. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và BVTQ Việt Nam XHCN, ngày 4/3/2015 Chủ tịch Nước đã ký Quyết định tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho LLVT Quân khu 3. Đây là phần thưởng cao quý, tiếp tục khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của LLVT Quân khu trong thời kỳ mới. Tiếp bước các thế hệ đi trước, truyền thống chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của LLVT Quân khu 3 trong 70 năm qua là tài sản tinh thần và niềm tự hào cao quý của mỗi cán bộ, chiến sĩ đã và đang công tác, cống hiến trong LLVT Quân khu; đồng thời là cơ sở quan trọng để LLVT Quân khu 3 vững bước trên chặng đường tiếp theo trong tâm thế tự tin, tự chủ và nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, luôn xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và Nhà nước, của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, của cấp ủy chính quyền các địa phương và toàn thể nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.

 

 

                                           Đại tá Bùi Văn Hùng

          (Phó Bí thư Thường trực ĐUQS, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh)

 

 

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục