(HBĐT) - Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, từ số báo hôm nay, Báo Hoà Bình xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc “Những chặng đường vẻ vang của Đảng”. Đó là những mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.

 

Bằng trí tuệ sáng suốt, sau bao năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển, vừa lao động, học tập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và thực tiễn các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Nguyễn ái Quốc đã tìm được con đường tất yếu: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

Tháng 6/1925, Nguyễn ái Quốc đã tổ chức ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội), một tổ chức “quá độ” đặt cơ sở cho một Đảng Cộng sản về sau. Người ra báo Thanh niên, huấn luyện, đào tạo cán bộ, tổ chức tuyên truyền lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng cách mạng vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Bốn năm sau, tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội. Chi bộ chủ trương phải tích cực vận động thành lập một Đảng Cộng sản thay tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Ngày 17/6/1929, tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, đại biểu các tổ chức cơ sở đảng ở miền bắc, họp quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.

Ngày 25/7/1929, trong một bức thư của các đồng chí tiên tiến trong bộ phận Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội hoạt động ở Trung Quốc gửi cho Đông Dương Cộng sản Đảng báo tin, các đồng chí đó định tổ chức một Đảng Cộng sản bí mật còn “Thanh niên” thì cứ giữ nguyên để chỉnh đốn lại. Các chi bộ cộng sản lần lượt được thành lập ở Nam Kỳ, ở Trung Kỳ và ở Xiêm. Các đảng viên hoạt động ở Trung Quốc được tập hợp trong một chi bộ mang tên An Nam Cộng sản Đảng. Chi bộ này được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đã liên lạc với Quốc tế Cộng sản. An Nam Cộng sản Đảng ra đời vào tháng 8/1929.

Tháng 9/1929, bản Tuyên đạt của Đông Dương Cộng sản liên đoàn tuyên bố: chánh thức lập ra Đông Dương Cộng sản liên đoàn, lấy chủ nghĩa Cộng sản làm nền móng, lấy công, nông, binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh.

Trong vòng không đầy bốn tháng (từ giữa tháng 6  9/1929) đã có ba tổ chức đảng ở Việt Nam lần lượt ra đời. Sự ra đời nhanh chóng các tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Song, sự tồn tại ba đảng độc lập có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương, nhấn mạnh: Nhiệm vụ tuyệt đối cần kíp của tất cả những người cộng sản Đông Dương là sáng lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản...

Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn ái Quốc đã triệu tập hội nghị đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để bàn việc thống nhất thành một đảng.

Từ ngày 6/1 đến đầu tháng 2/1930, Hội nghị họp tại Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Nguyễn ái Quốc. Hội nghị nhất trí hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để lập ra một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và các Điều lệ vắn tắt của Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội phản đế đồng minh và Hội cứu tế do Nguyễn ái Quốc soạn thảo.

Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Song Đông Dương Cộng sản liên đoàn vẫn còn là một đảng riêng lẻ. Việc hợp nhất Đông Dương Cộng sản liên đoàn vào Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là một yêu cầu khách quan. Trong bản Tuyên đạt thành lập đảng của mình, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng chủ trương phải hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng “thành một tổ chức cộng sản ở xứ Đông Dương để cho sức mạnh cộng sản vững chắc và duy nhất mới có thể thực hiện cách mạng cộng sản”. Vì thế, sau Hội nghị hợp nhất, Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã yêu cầu gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 24/2/1930, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu cùng hai ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời là Hạ Bá Cang (tức Hoàng Quốc Việt) và Phạm Hữu Lầu cùng Ngô Gia Tự, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã họp quyết định chấp nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây, cả ba tổ chức cộng sản Việt Nam đã thống nhất trọn vẹn vào một Đảng cộng sản duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng ra đời là một mốc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta trong những năm 20 của thế kỷ 20.

Đại hội lần thứ nhất của Đảng: Khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng

 

     Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên đấu tranh, trừng trị bọn đế quốc và tay sai, thoát khỏi thân phận làm nô lệ. Trong suốt 15 năm, từ năm 1930 -1945 đã diễn ra ba cao trào cách mạng, mà khởi đầu là cao trào 1930-1931, đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh.

Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, quần chúng công nông đã vùng lên phá bỏ gông cùm nô lệ, lập nên chính quyền cách mạng ở một số nơi theo hình thức Xô-viết. Đồng thời, thực hiện các chính sách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tuy bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, nhưng cao trào cách mạng 1930-1931 đã khẳng định trên thực tế đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng ta đề ra là đúng đắn. Từ cao trào này đã để lại những bài học quý giá về xây dựng liên minh công nông, về xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất, về phát động phong trào quần chúng, đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền.

Trong lúc cao trào cách mạng đang diễn ra sôi sục, rộng khắp, từ ngày 14 đến 31-10-1930, BCH T.ư Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương Chính trị, nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, các nghị quyết về công nhân vận động, về nông dân vận động, về cộng sản thanh niên vận động, về phụ nữ vận động, về quân đội vận động, về vấn đề cứu tế, về Điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương và điều lệ của các tổ chức quần chúng. Hội nghị đã bầu BCH T.ư chính thức của Đảng, bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư.

Luận cương Chính trị khẳng định những vấn đề căn bản về chiến lược cách mạng Việt Nam. Bản Luận cương đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới, tình hình trong nước; nhận định chủ nghĩa tư bản đã chấm dứt thời kỳ tạm ổn định và chuyển sang thời kỳ tổng khủng hoảng. Cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa đã phát triển tới trình độ cao. Lúc này phong trào cách mạng thế giới ảnh hưởng rất mạnh đến phong trào cách mạng ở Đông Dương. Do đó, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đông Dương phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng thế giới.

Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, đàn áp cao trào cách mạng những năm 1930-1931. Trong bối cảnh đó, Đảng ta và phong trào cách mạng chẳng những không bị tiêu diệt mà các cơ sở đảng, cơ sở quần chúng vẫn tồn tại và phát triển. Đồng chí Lê Hồng Phong, UV BCH Quốc tế cộng sản, cùng các đồng chí lãnh đạo trong nước tổ chức khôi phục phong trào, khôi phục các tổ chức đảng, để chuẩn bị tiến hành Đại hội Đảng.

Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp từ ngày 27  31/3/1935, tại Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự Đại hội, có 13 đại biểu thay mặt gần 6.000 đảng viên đang hoạt động ở trong nước và ngoài nước. Căn cứ tình hình cụ thể và dự báo tình hình trong nước, thế giới, Đại hội đề ra ba nhiệm vụ chủ yếu: Củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi; đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc; thông qua Nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng, các Nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ...

Đại hội bầu BCH T.ư gồm 13 đồng chí, do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Đồng chí Nguyễn ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Tháng 7-1936, đồng chí Hà Huy Tập được cử làm Tổng Bí thư. Gần hai năm sau, tháng 3-1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội lần thứ nhất của Đảng là dấu mốc lịch sử quan trọng, được tổ chức sau 5 năm tổ chức Hội nghị hợp nhất các Đảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đánh dấu sự khôi phục các tổ chức đảng từ T.ư đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước. Đồng thời, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

                                                                           Theo Báo Nhân dân

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Văn Quang Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua gắn với 10 năm thực hiện Luật PCTN giai đoạn 2006 - 2015
Đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao bằng khen cho 2 tập thể Hội đạt thành tích cao trong công tác Hội năm 2015.
Đồng chí Đinh Văn Dực - TUV, Trưởng Ban Dân tộc thăm hỏi và tặng quà đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Pà Cò.
Toàn cảnh khai mạc Hội nghị lần thứ 14 BCH T.Ư Đảng.

Yên Thuỷ kết nạp 202 đảng viên mới

(HBĐT) - Năm 2015, công tác phát triển đảng tiếp tục được Đảng bộ huyện Yên Thuỷ coi trọng. Ban Tổ chức Huyện uỷ đã hướng dẫn tổ chức cơ sở đảng xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể phát hiện, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, tạo nguồn kết nạp đảng viên đạt và vượt chỉ tiêu đề nghị quyết đề ra.

UBND tỉnh triển khai Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016

(HBĐT) - Ngày 8/1, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Dự hội nghị có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì điều hành hội nghị.

Chương trình Hoabinh Online thứ 6 ngày 8 tháng 1 năm 2016

(HBĐT) - Khánh thành thuỷ điện Đồng Chum 2. Đồng chí Phó Bí thư TT Tỉnh ủy Trần Đăng Ninh làm việc với Đảng ủy xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Tổng kết công tác Dân vận năm 2015. Triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác Quốc phòng quân sự địa phương năm 2016. Truyền thông đề án “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Năm 2015 có trên 1.600 người có uy tín được nhận sách báo. Phóng sự: Phụ nữ huyện Tân lạc sôi nổi phong trào “3 sạch”.

Tập đoàn Viettel làm việc với lãnh đạo tỉnh

(HBĐT) - Ngày 8/1, Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), dẫn đầu đoàn công tác của Tập đoàn Viettel làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Đón tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Gặp mặt lãnh đạo tỉnh Hà Sơn Bình và Hà Tây qua các thời kỳ

(HBĐT) - Ngày 8/1, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Tây qua các thời kỳ do đồng chí Trịnh Tiến Hòa, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy Hà Sơn Bình, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tây làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm tỉnh ta. Tiếp đoàn có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Hòa Bình qua các thời kỳ.

Tổ đổi công - mô hình hay cần nhân rộng

(HBĐT) - Trong các cấp hội Phụ nữ Tân Lạc hiện nay, có nhiều mô hình câu lạc bộ, tổ, nhóm gắn kết, thu hút sự tham gia của chị em hội viên. Tổ phụ nữ đổi công là một trong những mô hình đang được các chi hội phụ nữ triển khai và bước đầu phát huy hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục