Kinh tế rừng mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Đồng Môn (Lạc Thủy).  ảnh: Người dân xã Đồng Môn chăm sóc keo giống.

Kinh tế rừng mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Đồng Môn (Lạc Thủy). ảnh: Người dân xã Đồng Môn chăm sóc keo giống.

(HBĐT) - Đồng Môn là xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy, cách trung tâm huyện 18 km. Xã có 3 KDC, các hộ dân sinh sống chủ yếu quanh các sườn đồi. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển KT-XH. Tuy nhiên, nhiều năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã đã từng bước biến khó khăn thành lợi thế để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững nhờ kết hợp kinh tế rừng với chăn nuôi đại gia súc.

 

Đồng chí Bùi Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Đồng Môn cho biết: Diện tích đất tự nhiên của xã hơn 1.900 ha, trong đó, diện tích đất rừng hơn 1.300 ha, đất ruộng chỉ có hơn 50 ha. Trung bình một năm hai vụ, toàn xã gieo cấy khoảng hơn 100 ha. Nhiều năm trước đây, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng diện tích đất nông nghiệp ít. Mặt khác, người dân chưa ý thức được hiệu quả của kinh tế rừng đem lại. Họ chủ yếu vào rừng khai thác củi đem bán chứ chưa hộ nào nghĩ đến việc  phát triển kinh tế từ trồng rừng nên đời sống nhân dân rất khó khăn.

 

Từ năm 2000, được sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy với quyết tâm đưa tiềm năng lâm nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao thu nhập cho nhân dân, Đồng Môn đưa trồng rừng vào chương trình phát triển kinh tế của xã. Để tạo bước đột phá, xã thực hiện giao đất, giao rừng đến từng hộ dân, vận động cán bộ, đảng viên tiên phong thực hiện trước, từ đó tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng. Với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự tuyên truyền, vận động của cán bộ, đảng viên, người dân đã hiểu rõ lợi ích từ rừng mang lại. Qua đó, diện tích rừng trồng ở Đồng Môn ngày càng tăng. Trung bình mỗi năm xã trồng mới hơn 100 ha rừng, trong đó chủ yếu là keo tai tượng. Kinh tế rừng đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã từ 57,8% (năm 2010) xuống còn 35% (năm 2015), nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu cũng nhờ kinh tế rừng.  

 

Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình anh Bùi Đức Lâm, thôn Cú Đẻ, một trong những hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế đồi rừng. Trước đây gia đình anh Lâm thuộc diện hộ nghèo. Nhà có ít ruộng, cấy lúa không đủ ăn nên mọi khoản chi phí trong gia đình đều trông cậy vào rừng. Hàng ngày, ngoài công việc đồng áng, anh Lâm cũng như nhiều người dân trong thôn  phải vào rừng khai thác lâm sản mang ra chợ bán, đời sống rất khó khăn. Sau này, thực hiện chủ trương giao đất giao rừng, là đảng viên, anh Lâm mạnh dạn nhận đất trồng rừng theo định hướng của xã. Khi cây bắt đầu bước vào năm thứ 2, anh vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi thêm bò, trâu. Nhận thấy kinh tế rừng mang lại hiệu quả, anh tiếp tục mở rộng sản xuất, hiện anh có hơn 30 ha rừng trồng keo tai tượng. Chính nhờ mô hình đó, gia đình anh Lâm thu nhập trung bình  hàng trăm triệu đồng/năm.

 

Gia đình anh Lâm không phải là hộ dân duy nhất đổi đời từ rừng. Hiện nay, trên địa bàn xã có hơn 90% hộ dân tham gia trồng rừng. Với chu kỳ 3 - 5 năm, mỗi ha keo cho thu nhập 80 - 90 triệu đồng, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Song song với phát triển kinh tế rừng, từ hỗ trợ của Dự án giảm nghèo tỉnh, Đồng Môn phát triển mô hình chăn nuôi đại gia súc. Dự án này nhằm hỗ trợ một số hộ nghèo ít đất trồng rừng có thêm thu nhập. Từ 16 con bò ban đầu được chia thành 16 nhóm với 48 hộ hưởng lợi, đến nay nhiều hộ đã có 2 - 3 con bò. Học tập từ dự án, các hộ cũng đã đầu tư nuôi trâu, bò để nâng cao thu nhập. Nhờ đó, kinh tế của Đồng Môn ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đạt hơn 22 triệu đồng/người/năm.

 

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân trong xã đã chung vốn đầu tư hệ thống máy cắt để sơ chế những sản phẩm từ gỗ keo, mang lại thu nhập, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. 

 

 

                                                                          Phương Linh

Các tin khác


Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục