17h40’ ngày 7/5/1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng”  trên nóc hầm tướng De castres.  ảnh: T.L

17h40’ ngày 7/5/1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” trên nóc hầm tướng De castres. ảnh: T.L

(HBĐT) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một một kỳ tích vẻ vang, là thắng lợi của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

 

Đường lối chiến tranh - xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến  

Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) là thắng lợi cao nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam tiến hành một cuộc chiến tranh trong điều kiện hiện đại. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiến tranh trong điều kiện hiện đại rất gian khổ và khó khăn. Nếu không dùng toàn lực của nhân dân mà đánh thì không thể nào thắng được giặc. Tin vào truyền thống yêu nước của nhân dân, vào sức mạnh và năng lực sáng tạo của quần chúng, T.ư Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cuộc kháng chiến toàn quốc và khẳng định kháng chiến nhất định thắng lợi. 

Đường lối kháng chiến của Đảng được vạch ra ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, được bổ sung và hiện thực hoá trong quá trình phát triển của cuộc kháng chiến. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong chiến tranh cách mạng, chủ trương động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, thực hiện mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi làng xóm là một pháo đài, mỗi khu phố là một trận địa, thực hiện toàn dân đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay. Đảng coi sức mạnh của toàn dân vũ trang là một ưu thế tuyệt đối của chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh xâm lược của mọi kẻ thù.  

Trước một kẻ thù lớn mạnh, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện phương châm chiến lược đánh lâu dài nhằm chống lại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, không cho địch phát huy lối đánh sở trường của chúng; đồng thời tạo điều kiện về thời gian để nhân dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương và vận động quốc tế.  

Tự lực cánh sinh là một phương châm chiến lược rất quan trọng, nhằm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ của quốc tế nhưng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh bên trong, phát huy đến mức cao nhất mọi nỗ lực của dân tộc trong chiến tranh chống đế quốc xâm lược.  

Chiến tranh nhân dân - sức mạnh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ  

Sức mạnh làm nên chiến thắng ĐBP trước hết là sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, của nghệ thuật quân sự Việt Nam; là sức mạnh của cả quân đội và nhân dân, của cả ba thứ quân, của sự kết hợp tiền tuyến và hậu phương, kết hợp mặt trận chính với các mặt trận phối hợp. Đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của toàn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng. Bộ Chính trị khẳng định: “Chiến dịch ĐBP đối với tình hình quân sự và chính trị ở Đông Dương, đối với sự trưởng thành của quân đội ta, cũng như đối với công cuộc bảo vệ hòa bình thế giới có một ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong lúc Hội nghị Giơ-ne-vơ sắp họp. Bởi vậy ta phải kiên quyết giành toàn thắng cho chiến dịch này.  

Để đảm bảo thắng lợi, Bộ Chính trị T.ư Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng huy động sức mạnh của hậu phương, tổ chức chi viện tiền tuyến, đảm bảo tốt công tác hậu cần chiến dịch. Biến chủ trương chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thành ý chí và hành động của toàn quân, toàn dân, ngay từ đầu tháng 12/1953, công tác chuẩn bị cho Chiến dịch ĐBP được tiến hành hết sức khẩn trương. Từ vùng tự do Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, vùng mới giải phóng Tây Bắc, đến vùng du kích và căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc bộ đều dồn sức người, sức của cho Điện Biên. Cả hậu phương hùng hậu một lòng hướng ra mặt trận với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng. Các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ để tiếp tế ra tiền tuyến. Nhân dân các dân tộc Tây Bắc, mặc dù mới được giải phóng, cuộc sống còn nhiều khó khăn, cũng góp được 7.300 tấn gạo, nhiều gia đình mang cả thóc giống cung cấp cho bộ đội.  

Hàng chục vạn dân công và thanh niên xung phong được huy động phục vụ chiến dịch. Mặc dù Pháp đã sử dụng tận lực không quân để phá tuyến đường vận tải, nhưng với tinh thần dũng cảm, quên mình, dân công cùng các chiến sỹ công binh, vận tải đã vô hiệu hoá mọi thủ đoạn của kẻ thù.

Sức mạnh của sự phối hợp, hiệp đồng giữa các chiến trường  

Trong khi các đơn vị bộ đội chủ lực bao vây và tiến công địch ở ĐBP, các chiến trường trong cả nước, từ trung du và đồng bằng Bắc bộ, đến Bình - Trị - Thiên, Nam Trung bộ và Nam bộ đều đẩy mạnh hoạt động tác chiến với sự phối hợp của cả ba thứ quân, kết hợp tiến công quân sự của LLVT với phong trào nổi dậy phá tề của quần chúng. Các LLVT cùng nhân dân nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, kiên trì chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, anh dũng chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao và giam chân địch rộng rãi ở khắp nơi, giảm đến mức tối đa khả năng của quân Pháp tăng thêm lực lượng cho ĐBP.  

Cả vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ rung chuyển mạnh, liên tục cắt đứt các trục đường giao thông; tập kích các sân bay Cát Bi, Gia Lâm, cản đường tiếp tế của địch cho Điện Biên, mở hàng loạt trận tập kích, phục kích, bao vây, binh vận, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, mở rộng căn cứ du kích, giải phóng phần lớn đồng bằng, bao vây, chia cắt và cô lập các vị trí địch, làm cho quân Pháp rơi vào tình trạng phân tán chiếm đóng bất động...

  Nam Trung bộ và Tây Nguyên đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích ở các vùng sau lưng địch từ Phú Yên, Khánh Hoà, đến Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk; LLVT tập kích thị xã Plây-cu và khu vực Đak Đoa; diệt Đồn Đắk Bớt ở nam  đường 19, phá khu dồn dân quanh đồn; tiến công cơ quan chính quyền địch ở trung tâm thị trấn Cheo Reo; phục kích địch từ An Khê rút chạy trên đường số 19, đoạn từ Ka-tung đến Đak Pơ, tiêu diệt, tiêu hao nhiều sinh lực địch...  

ở Nam bộ, khi Chiến dịch ĐBP bắt đầu, các LLVT đẩy mạnh tiến công quân sự trong vùng địch tạm chiếm thuộc các tỉnh Gia Định, Long Châu Sa, Mỹ Tho, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá đánh địch trên các trục đường số 1, 13, 14, các tuyến đường sắt từ Sài Gòn đi Nha Trang và Lộc Ninh...

Cả nước hướng về ĐBP. Từ vùng tự do đến vùng tạm bị chiếm, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nông dân phát động đoàn viên, hội viên viết thư cho các chiến sỹ ở ĐBP, báo tin những thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc ở quê hương, kịp thời cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của bộ đội, tiếp thêm nguồn sức mạnh cho tiền tuyến.  

Sự phát triển mới trong lãnh đạo đấu tranh vũ trang của Đảng

Trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về chiến lược, Đảng chỉ đạo lấy ít đánh nhiều nhưng trong chiến dịch thì có thể lấy nhiều đánh ít. Chiến dịch ĐBP là chiến dịch được tập trung binh lực đến mức cao nhất. Để tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch ở Đông Dương, Bộ Chính trị, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng Chỉ huy quyết định sử dụng một lực lượng quân đội lớn hơn Pháp, khoảng 45.000 quân gồm 5 đại đoàn (4 đại đoàn bộ binh và 1 đại đoàn công pháo).  Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được giao trọng trách Bí thư Đảng uỷ, Chỉ huy trưởng mặt trận.  

Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu. Giữa tháng 11/1953, Đại đoàn 316 tiến quân lên Tây Bắc, giải phóng Lai Châu. Ngày 20 và 21/11/1953, H. Na-va buộc phải đổ quân xuống ĐBP để giữ Lai Châu, bảo vệ Thượng Lào. Quân Pháp ở ĐBP ngày càng được tăng cường. H. Na-va chỉ thị phải xây dựng ĐBP thành một pháo đài khổng lồ không thể phá vỡ được vì cho rằng đối phương sẽ sử dụng nhiều đại đoàn bộ binh và đưa pháo lớn vào ĐBP. Ngoài lực lượng bộ binh, thiết giáp, pháo binh, Bộ Chỉ huy quân Pháp đã ném tất cả lực lượng không quân vào cuộc chiến ở ĐBP. Chưa bao giờ sự tập trung không quân lớn như thế ở chiến trường Đông Dương.  

Ngày 6/12/1953, khi địch đã tập trung lực lượng xây dựng ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch ĐBP và thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Từ chỗ chọn nơi địch tương đối yếu, đến chỗ nhằm vào nơi mạnh nhất của địch để đánh là một thay đổi lớn về phương hướng tiến công.  

Sau khi bộ đội chủ lực tiêu diệt địch ở Lai Châu và hình thành thế bao vây ở ĐBP là lúc quân Pháp ở đây chưa nhiều, thế đứng chưa vững, hệ thống công sự phòng ngự chưa được xây dựng kiên cố. Trạng thái lâm thời phòng ngự của địch là thời cơ để có thể tiêu diệt địch theo phương châm tác chiến đánh nhanh, giải quyết nhanh. Trong quá trình chuẩn bị, địch cũng có thời gian tăng cường thêm lực lượng, xây dựng hệ thống công sự vững chắc, cùng hệ thống chướng ngại vật dày đặc. Trong khi đó, có đơn vị bộ đội, trong đó có pháo binh chưa kịp chiếm lĩnh trận địa, chưa có khả năng tiêu diệt hàng chục tiểu đoàn địch ở một tập đoàn cứ điểm trong thời gian ngắn, còn thiếu kinh nghiệm đánh bộ pháo hiệp đồng, chưa thạo đánh ban ngày Nếu tiếp tục đánh nhanh, giải quyết nhanh sẽ không thể giành thắng lợi. Để đảm bảo đánh chắc thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến, từ đánh nhanh, giải quyết nhanh sang đánh chắc, tiến chắc. Đó là sự thay đổi táo bạo theo phương châm chiến lược tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt. Quyết định đó được Đảng uỷ Mặt trận thông qua.  

Bằng cách vây hãm quân Pháp trong một thời gian dài, triệt đường tiếp tế và hoả lực của đối phương, tập trung lực lượng đột kích từng bộ phận quân địch, tiến tới tổng tiến công trên toàn mặt trận, quân đội và nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

 

                          (Trích theo Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng)

 

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục