Chị Vì Thị Thuận, dân tộc Thái, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) 

giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tại “Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc”.

Chị Vì Thị Thuận, dân tộc Thái, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tại “Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc”.

(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Là tỉnh miền núi cửa ngõ khu vực Tây Bắc, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập và phát triển. Cùng với đó, phụ nữ trong tỉnh luôn phát huy truyền thống lịch sử; tinh thần cần cù, chịu khó học tập, nâng cao tri thức, nỗ lực cùng địa phương vượt qua mọi khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt, trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh luôn bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các chính sách về dân tộc, cụ thể hóa thành chương trình hành động, các kế hoạch để triển khai, tổ chức hỗ trợ, khuyến khích phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

 

10 tấm gương phụ nữ dân tộc điển hình và hai công ty, cơ sở sản xuất tiêu biểu do phụ nữ làm chủ được vinh danh tại “Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc” lần này là các chị: Vì Thị Thuận, dân tộc Thái ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu); Mùa Y Gánh, dân tộc Mông, xã Pà Cò (Mai Châu); Bùi Thị Sành, dân tộc Mường, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn); Bùi Thị Tính, dân tộc Mường, xóm Yên Hòa, xã Yên Lạc (Yên Thủy); Bùi Thị Lâm, dân tộc Mường, xóm bưng 4, xã Thu Phong (Cao Phong); Hà Thị Hoa, dân tộc Mường, xóm Máy 4, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình); Quách Thị Phương, dân tộc Mường, xã Nam Thượng (Kim Bôi); Trần Thị Cầm, dân tộc Kinh, khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong); Bùi Thị San, dân tộc Mường, thôn Liên Phú 2, xã An Lạc (Lạc Thủy); Đỗ Thị Hoa, dân tộc Kinh, xóm Can II, xã Độc Lập (Kỳ Sơn); Công ty TNHH Như Hùng (Kim Bôi) và HTX thổ cẩm (Chiềng Châu, Mai Châu).

 

 Các chị là những tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi, có nhiều đóng góp trong SX -KD trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, TTCN, thương mại, dịch vụ. Không chỉ nỗ lực vượt khó, làm giàu cho gia đình, các chị còn tạo việc làm cho nhiều phụ nữ và người dân địa phương; tích cực thực hiện công tác từ thiện, an sinh xã hội. Đặc biệt, các chị góp phần không nhỏ bảo tồn, giữ gìn, khôi phục nhiều ngành nghề truyền thống trên địa bàn góp phần phát triển KT -XH, XĐ-GN, xây dựng NTM tại địa phương.

 

Chị Vì Thị Thuận, dân tộc Thái ở bản Lác (Mai Châu) chia sẻ: Được tham gia “Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc” là một vinh dự lớn. Chị em được tham gia vào một diễn đàn lớn, cùng nhiều tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong khu vực giao lưu, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, chia sẻ với các chuyên gia kinh tế, nhà doanh nghiệp, từ đó học hỏi được nhiều kiến thức hữu ích từ những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng hợp tác trong phát triển sản xuất. Từ đây, chúng tôi còn được chia sẻ thông tin về mạng lưới kết nối thành công giữa các doanh nghiệp, hướng tới những cam kết của doanh nghiệp trong hỗ trợ, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ vùng Tây Bắc...

 

Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết thêm: Những tấm gương phụ nữ tiêu biểu của tỉnh tham dự “Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc” lần này đã góp phần quảng bá sản phẩm nông sản sạch của địa phương, sản phẩm thủ công, dịch vụ đặc sắc của các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Từ đó mở ra cơ hội kết nối với doanh nghiệp các tỉnh trong khu vực và mở ra thị trường sản xuất, tăng năng suất lao động, giá trị hàng hóa, nâng cao đời sống. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt khuyến khích phong trào làm kinh tế giỏi của phụ nữ các dân tộc góp phần xây dựng NTM, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực SX -KD.

 

                                                                   

 

                                                                       Hồng Duyên

 

 

 

 

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục