(HBĐT) - "Từ ngày 1/4/2020, BIDV tiếp tục giảm phí chuyển tiền online ngoài hệ thống (với mức giảm cao nhất lên tới hơn 70%) để khách hàng thân yêu có thể yên tâm giao dịch tại nhà phòng dịch Covid-19 mà không lo về phí”. Đây là tin nhắn mới nhất từ dịch vụ Smart Banking của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) gửi khách hàng đang sử dụng dịch vụ.


Ngành ngân hàng xác định các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm là đối tượng khách hàng ưu tiên được hưởng chính sách hỗ trợ tín dụng trong thời gian tới. Ảnh: Công ty TNHH Phú Thủy (TP Hòa Bình) nỗ lực hoạt động trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. 

Theo đó, mức phí giao dịch online sẽ được BIDV điều chỉnh giảm, chỉ 2.000 đồng/giao dịch đối với mức chuyển tiền có giá trị đến 500 nghìn đồng, chỉ 5.000 đồng/giao dịch đối với mức chuyển tiền trên 500 nghìn – 2 triệu đồng. Mức điều chỉnh này được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/4, cho tất cả khách hàng đang sử dụng dịch vụ Smart Banking. 

Trước đó, với mong muốn đồng hành cùng khách hàng và chia sẻ khó khăn trong tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, BIDV đã công bố gói tín dụng ngắn hạn (quy mô 20.000 tỷ đồng và 100 triệu USD) hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, triển khai đến hết ngày 30/6/2020 hoặc đến khi hết quy mô gói; gói tín dụng quy mô 5.000 tỷ đồng dành riêng cho các khách hàng cá nhân có dư nợ vay phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, áp dụng đến hết ngày 30/4/2020 hoặc đến khi đạt quy mô gói.

Cũng như BIDV, hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) đang chủ động, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng trong tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Các ngân hàng, TCTD tích cực nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng đang vay vốn để thống kê kịp thời ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khách hàng, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất nhập khẩu… Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan truyền thông nhằm tuyên truyền, phổ biến về các giải pháp hỗ trợ khách hàng của ngành ngân hàng; phối hợp với chính quyền các cấp, sở, ban, ngành triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng từ đợt dịch nghiêm trọng này.

Đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh cho biết: NHNN đã chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD kịp thời áp dụng biện pháp hỗ trợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thống kê đến giữa tháng 3, các TCTD trên địa bàn tỉnh đã xác định có 166 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng dư nợ trên 552 tỷ đồng; trong đó, dư nợ ngắn hạn khoảng 190,5 tỷ đổng, dư nợ trung và dài hạn khoảng 361,9 tỷ đồng. Các lĩnh vực, ngành nghề bị thiệt hại tập trung nhiều vào vận tải, du lịch (113 khách hàng bị ảnh hưởng với tổng dư nợ trên 151 tỷ đồng); kinh doanh nhà hàng, ăn uống, karaoke và lưu trú (31 khách hàng với tổng dư nợ khoảng 61 tỷ đồng); kinh doanh thương mại, thể thao giải trí (7 khách hàng với tổng dư nợ trên 179 tỷ đồng)… Ngoài ra, các lĩnh vực buôn bán hàng nông sản, xuất nhập khẩu, bán lẻ hàng hóa, giáo dục… cũng bị ảnh hưởng bất lợi từ dịch Covid-19.  

Áp dụng các quy định mới nhất tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, ngày 13/3/2020 của NHNN Việt Nam, các biện pháp hỗ trợ sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt và hiệu quả hơn trong thời gian tới, bao gồm cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, giảm lãi, phí, điều chỉnh kỳ hạn nợ, dự kiến cho vay mới… Bên cạnh các nỗ lực hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hệ thống ngân hàng tiếp tục thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiền tệ, tín dụng và lãi suất. Bằng cách đó, ngành ngân hàng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, góp phần tích cực cùng với toàn tỉnh thực hiện "mục tiêu kép” phát triển KT-XH và phòng, chống dịch Covid-19.


 Khánh An

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục